Nhập khẩu rượu, di động không cần giấy ủy quyền chính hãng
Ngoài ra, Thông báo số 301/TB-BCT còn bãi bõ quy định chỉ được nhập khẩu điện thoại, mỹ phẩm và rượu qua ba cảng quốc tế Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông báo số 301/TB-BCT bãi bỏ Thông báo số 197/TB-BCT ngày 6/5/2011 về việc chỉ được nhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động qua đường biển.
Như vậy, việc nhập khẩu các mặt hàng nêu trên lại được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Theo Bộ Công Thương, việc ban hành Thông báo số 301 nhằm để “cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”. Thông báo này có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.
Trước đó, ngày 6/5/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông báo số 197 về việc chỉ được nhập điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu ngoại qua 3 cảng biển lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM, với mục đích “nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, chống việc nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng và tăng cường chống gian lận thương mại”.
Ngoài quy định về “đường nhập khẩu”, trong Thông báo số 197/TB-BCT, Bộ Công Thương cũng quy định trong hồ sơ nhập khẩu, ngoài các chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định hiện hành, thương nhân phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.
Tuy nhiên, ngay sau khi Thông báo 197 có hiệu lực, rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại như Viettel, VinaPhone, FPT… cho rằng, quy định này đã làm ảnh hưởng tới nguồn hàng điện thoại nhập khẩu của doanh nghiệp, mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục, thời gian nhập khẩu kéo dài làm doanh nghiệp mất đi những cơ hội kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp trước đó chủ yếu nhập khẩu điện thoại qua đường hàng không chỉ mất một tuần, quá lắm là hai tuần là hàng được nhập về, nhưng từ khi có Thông báo 197 doanh nghiệp đã mất cả tháng để nhập mặt hàng điện thoại di động về Việt Nam.
Cũng theo các doanh nghiệp nhập khẩu, do các sản phẩm điện thoại, nhất là sản phẩm smartphone là đồ công nghệ cao, cần sự bảo quản tốt thì lại phải lênh đênh trên biển với hơi nước biển nhiễm mặn, có khẳ năng ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/12/2012, kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đạt 4,722 tỷ USD.
Như vậy, việc nhập khẩu các mặt hàng nêu trên lại được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Theo Bộ Công Thương, việc ban hành Thông báo số 301 nhằm để “cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”. Thông báo này có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.
Trước đó, ngày 6/5/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông báo số 197 về việc chỉ được nhập điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu ngoại qua 3 cảng biển lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM, với mục đích “nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, chống việc nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng và tăng cường chống gian lận thương mại”.
Ngoài quy định về “đường nhập khẩu”, trong Thông báo số 197/TB-BCT, Bộ Công Thương cũng quy định trong hồ sơ nhập khẩu, ngoài các chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định hiện hành, thương nhân phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.
Tuy nhiên, ngay sau khi Thông báo 197 có hiệu lực, rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại như Viettel, VinaPhone, FPT… cho rằng, quy định này đã làm ảnh hưởng tới nguồn hàng điện thoại nhập khẩu của doanh nghiệp, mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục, thời gian nhập khẩu kéo dài làm doanh nghiệp mất đi những cơ hội kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp trước đó chủ yếu nhập khẩu điện thoại qua đường hàng không chỉ mất một tuần, quá lắm là hai tuần là hàng được nhập về, nhưng từ khi có Thông báo 197 doanh nghiệp đã mất cả tháng để nhập mặt hàng điện thoại di động về Việt Nam.
Cũng theo các doanh nghiệp nhập khẩu, do các sản phẩm điện thoại, nhất là sản phẩm smartphone là đồ công nghệ cao, cần sự bảo quản tốt thì lại phải lênh đênh trên biển với hơi nước biển nhiễm mặn, có khẳ năng ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/12/2012, kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đạt 4,722 tỷ USD.
Theo Thủy Diệu
Vneconomy