MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhật đang đổ bộ đầu tư vào bất động sản Việt Nam

Dòng vốn từ Nhật này cũng đang dịch chuyển khá rõ nét vào BĐS, thông qua việc hợp tác với nhiều đối tác Việt Nam.

Tóm tắt

Trong cuộc chơi đón vốn “ngoại”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, khách hàng chính là đối tượng được hưởng lợi, bởi có nhiều cơ hội tiếp cận những sản phẩm chất lượng, uy tín tiêu chuẩn quốc tế với giá thành Việt Nam. 


Ông Toshihiko Muneyoshi, đại diện quỹ Creed Group, cho biết việc đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam đang trở thành một xu hướng chung của các nhà đầu tư Nhật Bản và tất nhiên, quỹ đầu tư Creed Group cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Trải qua một quá trình tìm hiểu, Creed Group đã tin chọn An Gia Investment để đầu tư tài chính từng giai đoạn để phát triển những dự án nhà ở chất lượng Nhật Bản tại Việt Nam, mà trước hết là dự án Angia Skyline”.

Trong tương lại, Quỹ Creed Group sẽ tiếp tục đầu tư vốn mạnh vào thị trường BĐS Việt Nam thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp có thế mạnh về thị trường, quỹ đất tốt, đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp. Chiến lược đầu tư vốn của Creed Group sẽ không dừng lại ở phân khúc nhà ở tại thị trường Tp.HCM mà còn sẽ “săn” đón các dự án văn phòng, nhà xưởng và khách sạn tại một số thị trường tiềm năng khác trong cả nước.

Ngày 4/10, dự án Angia Skyline gồm 1 block cao 35 tầng với 480 căn hộ có diện tích từ 58 - 112 m2 cùng những tiện ích khác như hồ bơi, khu giải trí, thể thao, nhà hàng,...đã được công bố.

An Gia Investment là một trong số nhiều doanh nghiệp quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản này quan tâm. Trong đó, với 4 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 3.000 tỉ đồng, cung cấp cho thị trường gần 2.000 căn hộ mà An Gia đang quản lý. Cùng với đó là dự kiến tìm thêm những khu đất ở các quận như quận 2, quận 4, quận 7 và quận Tân Bình.

Ông Nguyễn Bá Sáng – Chủ Tịch HĐQT Công ty An Gia Investment, cho biết các yếu tố quan trọng nhất để có thể thu hút được vốn của nhà đầu tư Nhật Bản là quỹ đất phải năm gần trung tâm thành phố; quy mô không quá lớn (khoảng 1.000 căn hộ trở xuống) nhằm tránh rủi ro về tiến độ, chất lượng đầu tư; và thủ tục pháp lý hết sức rõ ràng. “Thị trường BĐS đang phát triển tốt, nếu thủ tục pháp lý một dự án phải mất gần 2 năm thực hiện thì coi như mất cơ hội đầu tư, ông Sáng nói.

Dòng vốn từ Nhật này cũng đang dịch chuyển khá rõ nét vào BĐS, thông qua việc hợp tác với nhiều đối tác Việt khác như Nam Long hợp tác với Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad với giá trị chuyển nhượng dự án Flora Anh Đào (quận 9) trị giá khoảng 500 tỷ đồng; Creed Group cũng rót gần 60 triệu USD vào dự án City Gate Towers của Năm Bảy Bảy...

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mới đây, dòng vốn Nhật đổ vào BĐS, lũy kế đến đầu 2015 các doanh nghiệp Nhật đã rót khoảng 1,66 tỷ USD vào BĐS, chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư.

Trong số những dự án đáng chú ý nhất hiện nay đó là Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương, dự án được đầu tư tại tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD, do đối tác Nhật hợp tác với Becamex.

Trong cuộc chơi đón vốn “ngoại”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, khách hàng chính là đối tượng được hưởng lợi, bởi có nhiều cơ hội tiếp cận những sản phẩm chất lượng, uy tín tiêu chuẩn quốc tế với giá thành Việt Nam. Sự có mặt của những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực mạnh sẽ là yếu tố giúp thị trường phát triển bền vững, tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước phải thực sự chuyên nghiệp mới đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn dồi dào này.

Minh Tú

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên