MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những cuộc siêu lạm phát nổi tiếng trong lịch sử (Phần 2)

12-08-2014 - 15:02 PM |

Một trong những thủ phạm lớn nhất đẩy các quốc gia lâm vào cảnh siêu lạm phát là chiến tranh. Chiến tranh làm cạn kiệt nguồn vốn của nền kinh tế và làm sụt giảm sản lượng đầu ra.

Hy Lạp: Tháng 5 năm 1941 – Tháng 12 năm 1945
 
Greece: May 1941 - December 1945

Tốc độ lạm phát hàng ngày : 18%

Giá tăng gấp đôi sau mỗi : 4 ngày 6 giờ

Cán cân ngân sách của Hy Lạp rơi tự do từ 271 triệu drachma thặng dư năm 1939 xuống 790 triệu drachma thâm hụt năm 1940 do Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra làm thương mại quốc tế sụt giảm nghiêm trọng. Tới khi Hy Lạp bị chiếm đóng bởi phe Trục vào cuối năm 1940, vị thế tài chính của quốc gia này đã rơi vào khủng hoảng trong một thời gian dài. 

Một nguyên nhân khác cho tình trạng lạm phát của nước này là sự tồn tại của “Chính phủ bù nhìn” do phe Trục lập lên để thực hiện nhiều chính sách kinh tế mang lại lợi ích cho phe này, trong đó có việc chu cấp trang thiết bị cho 400,000 binh lính và trả một khoản bồi thường lớn cho những kẻ xâm chiếm.

Cũng trong giai đoạn này, thu nhập quốc dân của Hy Lạp đã giảm từ 67.4 tỉ drachma năm 1938 xuống chỉ còn 20 tỉ năm 1942. Chính phủ bị thất thu thuế, buộc phải thông qua ngân hàng trung ương in một lượng lớn tiền mặt để trang trải chi phí và tài trợ cho phần thâm hụt ngân sách còn lại.

Trung Quốc: Tháng 10 năm 1947 –Tháng 5 năm 1949
 
China: October 1947 - May 1949

Tốc độ lạm phát ngày : 14%

Giá tăng gấp đôi sau mỗi: 5 ngày 8 giờ

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc bị chia rẽ bởi các cuộc nội chiến. Phe Dân tộc chủ nghĩa và phe Cộng sản đối đầu với nhau quyết liệt để dành quyền kiểm soát đất nước, đồng thời mỗi phe lại cho lưu hành một loại tiền tệ riêng. Kết quả là tới năm 1948 thì hệ thống tiền tệ Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy với hơn 10 loại tiền.

Trong giai đoạn này, các đồng tiền cũng đóng vai trò trung tâm của tranh chấp khi cả ba chính phủ (bao gồm cả chính phủ thực dân Nhật Bản) đều tham gia vào cuộc chiến tranh tiền tệ bằng việc tìm mọi cách làm suy yếu đồng tiền đối lập.

Để tài trợ cho cuộc chiến, phe Dân tộc chủ nghĩa đã làm cho ngân sách bị thâm hụt nặng nề, cuối cùng họ giải quyết vấn đề này bằng cách in thêm thật nhiều tiền. Tác động thêm vào đó còn có sự kiện chấm dứt bản vị Bạc ở Trung Quốc năm 1935. Kết quả là Trung Quốc chứng kiến tình trạng lạm phát phi mã chưa từng có trong lịch sử. Ngân hàng trung ương Đài Loan cũng bị cuốn vào kế hoạch này của Trung Quốc, và cũng gây ra mức lạm phát tương tự ở Đài Loan.

Peru: Tháng 7 năm 1990 –Tháng 8 năm 1990
 
Peru: July 1990 - August 1990

Tỷ lệ lạm phát mỗi ngày: 5%

Giá tăng gấp đôi sau mỗi : 13 ngày 2 giờ

Nửa cuối thế kỷ 20, Peru rơi vào cuộc chiến dai dẳng với tình trạng lạm phát, đặc biệt trong giai đoạn dưới thời tổng thống Fernando Belaunde Terry, sau đó lại phải chịu đựng những chính sách thăt chặt vô cùng khắc nghiệt của IMF do cuộc suy thoái kinh tế xảy ra vào đầu thập kỷ 1980.

Nhà kinh tế học Thayer Watkins cho rằng khi đó chính phủ Belaunde Terry chỉ tỏ ra họ tuân thủ những quy định về tái cấu trúc và IMF đưa ra, trên thực tế hoàn toàn không phải vậy. Tuy nhiên khi nền kinh tế bị đình đốn, chính phủ nước này lại đổ lỗi cho chính sách thắt lưng buộc bụng của IMF.
 
Tiếp đó, từ năm 1985 trở đi, dưới thời thủ tướng Alan Garcia, một loạt chính sách tái cơ cấu nền kinh tế được đưa ra, tuy nhiên những chính sách này cuối cùng lại càng khiến tình trạng xấu đi, Peru không còn được tham gia thị trường tín dụng thế giới do có chỉ số tín nhiệm quá thấp. Trong bối cảnh điều kiện kinh tế suy giảm mạnh và thiếu nguồn tài trợ vốn từ nước ngoài, lạm phát bấy lâu âm ỉ ở Peru đã chính thức chuyển thành lạm phát phi mã.

Pháp: Tháng 5 năm 1795 –Tháng 11 năm 1796
 
France: May 1795 - November 1796

Tỷ lệ lạm phát ngày : 5% 

Giá cả tăng gấp đôi sau mỗi : 15 ngày 2 tiếng

Cuộc cách mạn Pháp (1789-1799) nổ ra sau một thời gian dài đất nước này phải gánh những món nợ khổng lồ để có tiền chi trả chiến phí, bao gồm cả cuộc chiến với vương quốc Anh để giành lấy lại sự độc lập cho Hoa Kỳ.

Một trong những chính sách kinh tế nổi bật nhất mà cuộc Cách mạng Pháp đưa ra là việc quốc hữu hóa các mảnh đất trước kia thuộc về Giáo hội Công Giáo. Giáo hội bị đưa vào tầm ngắm đầu tiên vì có rất nhiều đất đai nhưng lại không có vị thế chính trị đáng kể trong bộ máy chính quyền mới. 

Sau khi tiến hành quốc hữu hóa, chính phủ mới của Pháp cho phát hành assignats, một loại ngân phiếu được đảm bảo bằng đất đai, nghĩa là trong tương lai, người sở hữu ngân phiếu này có thể đổi chúng lấy một vài mảnh đất. Tuy nhiên, vì thâm hụt ngân sách quá lớn, chính phủ Pháp đã phát hành quá nhiều ngân phiếu loại này, dẫn đến giá trị của ngân phiếu bị giảm mạnh, và lạm phát phi mã xuất hiện.

Nicaragua: Tháng 6 năm 1986 –Tháng 3 năm 1991

Nicaragua: June 1986 - March 1991
 
Tỷ lệ lạm phát ngày : 4%

Giá cả tăng gấp đôi sau mỗi : 16 ngày 10 giờ

Năm 1979, kinh tế thế giới suy thoái nặng nề, khủng hoảng tài chính lan rộng. Rất nhiều quốc gia Mỹ Latin rơi vào cảnh nợ nần chưa từng có trong lịch sử và mất khả năng thanh toán. Trong bối cảnh đó, Nicaragua đã trải qua một cuộc cách mạng dữ dội, và người bước lên vũ đài lịch sử khi ấy là nhà cộng sản Sandinistas.

Cuộc cách mạng đã khiến kinh tế Nicaragua lâm vào suy kiệt. GDP giảm 34% chỉ trong vòng hai năm 1978-1979. Khi Sandinistas lên cầm quyền, ông và chính phủ của mình đã thực hiện quốc hữu hóa rất nhiều mảng của nền kinh tế, góp phần làm sự hỗn loạn của quốc gia này càng gia tăng hơn nữa.

Để giải quyết tình hình, chính phủ Nicaragua ban hành các chính sách tài khóa mở rộng và tìm kiếm các nguồn vay từ nước ngoài để kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chi tiêu chính phủ gia tăng với tốc độ chóng mặt trong nửa cuối của thập niên 1970 do nước này còn phải hao tốn tiền của vào các cuộc giao tranh quy mô nhỏ của chính phủ với đảng Contras đối lập. 

Trong khi muốn kiềm chế lạm phát cần phải kiểm soát chặt chẽ dòng vốn và giữ tỷ giá cố định thì những chính sách của Nicaragua lại hoàn toàn đi ngược lại, dễ hiểu vì sao lạm phát nhanh chóng trở thành lạm phát phi mã suốt 5 năm ròng rã .


Hải Hà

thuyntt

Business Insider

Trở lên trên