Nợ đọng xây dựng cơ bản khiến nợ xấu BĐS thêm trầm trọng
Trong báo cáo công bố sáng nay, Ủy ban Kinh tế nhận định nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ BĐS và đang có xu hướng gia tăng cùng với sự đóng băng của thị trường.
Báo cáo "Thách thức còn ở phía trước" vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố cho biết các ngân hàng đang vướng vào khối nợ xấu quy mô lớn.
Theo Báo cáo kết quả giám sát từ xa của cơ quan thanh tra, giám sát NHNN, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 10/2012 chiếm khoảng 8,8% đến 10% tổng dư nợ tín dụng, tuy nhiên các chuyên gia và các tổ chức quốc tế đều tin rằng nợ xấu thực tế cao hơn con số chính thức.
Tình hình còn căng thẳng hơn do tính liên thông hiện hữu giữa thị trường bất động sản và thị trường tín dụng. Các chủ đầu tư và kinh doanh BĐS trong giai đoạn phát triển nóng dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay tín dụng và thường thế chấp bằng chính BĐS nên khi thị trường đóng băng, giá trị tài sản suy giảm nhanh chóng, chất lượng tài sản ở các tổ chức tín dụng xấu đi nghiêm trọng và nợ xấu gia tăng. Dư nợ tín dụng BĐS, theo NHNN, tính đến 31/10/2012 là 207.595 tỷ đồng (tăng 3,6% so với cuối năm2011), nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ BĐS và đang có xu hướng gia tăng cùng với sự đóng băng của thị trường.
Theo các chuyên gia, số liệu này còn chưa tính đến các khoản vay tiêu dùng khác, thực chất là được đầu tư vào BĐS, cũng như dư nợ có tài sản đảm bảo bằng BĐS. Một trong những tình trạng khiến nợ xấu trầm trọng thêm là do nợ đọng xây dựng cơ bản. Theo Bộ Tài chính, tính đến tháng 12/2012, nợ đọng xây dựng cơ bản ước khoảng gần 90.000 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 30% tổng số nợ xấu của các NHTM. Tuy nhiên, việc giải quyết số nợ đọng này không đơn giản, khi nguồn thu ngân sách Trung ươmg cũng như địa phương đang giảm sút mạnh do suy thoái kinh tế.
Báo cáo cũng cho biết, có ba loại thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng tăng thu trong tương lai trong đó có thuế với bất động sản. Hiện nay thu thuế từ bất động sản (không tính lệ phí trước bạ) chỉ chiếm 0,17% tổng thu NSNN so với mức trung bình trên 1% ở các nước đang phát triển trong khi đây là nguồn thu rất quan trọng cho NSĐP.
Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc rất lớn vào thu từ giao quyền sử dụng đất là nguồn thu chỉ phát sinh một lần dẫn đến vấn đề là thu NSNN từ đất đai sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu dài hạn ở địa phương. Nguồn thu đất đai lớn còn làm các địa phương có nguy cơ rơi vào tình trạng “căn bệnh Hà Lan” (tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa).
"Tình trạng hàng loạt các dự án liên quan đến bất động sản được cấp phép ồ ạt ở nhiều địa phương là biểu hiện của vấn đề này. Khi các địa phương chỉ quan tâm hỗ trợ đến các hoạt động kinh doanh về bất động sản mà ít quan tâm đến phát triển các ngành kinh tế khác thì rõ ràng ngân sách địa phương không thể bền vững. Sự sụt giảm trong thu ngân sách địa phương nhiều tỉnh, thành phố năm 2012 là minh chứng cụ thể cho nhận định này", báo cáo chỉ ra.
Theo Báo cáo kết quả giám sát từ xa của cơ quan thanh tra, giám sát NHNN, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 10/2012 chiếm khoảng 8,8% đến 10% tổng dư nợ tín dụng, tuy nhiên các chuyên gia và các tổ chức quốc tế đều tin rằng nợ xấu thực tế cao hơn con số chính thức.
Tình hình còn căng thẳng hơn do tính liên thông hiện hữu giữa thị trường bất động sản và thị trường tín dụng. Các chủ đầu tư và kinh doanh BĐS trong giai đoạn phát triển nóng dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay tín dụng và thường thế chấp bằng chính BĐS nên khi thị trường đóng băng, giá trị tài sản suy giảm nhanh chóng, chất lượng tài sản ở các tổ chức tín dụng xấu đi nghiêm trọng và nợ xấu gia tăng. Dư nợ tín dụng BĐS, theo NHNN, tính đến 31/10/2012 là 207.595 tỷ đồng (tăng 3,6% so với cuối năm2011), nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ BĐS và đang có xu hướng gia tăng cùng với sự đóng băng của thị trường.
Theo các chuyên gia, số liệu này còn chưa tính đến các khoản vay tiêu dùng khác, thực chất là được đầu tư vào BĐS, cũng như dư nợ có tài sản đảm bảo bằng BĐS. Một trong những tình trạng khiến nợ xấu trầm trọng thêm là do nợ đọng xây dựng cơ bản. Theo Bộ Tài chính, tính đến tháng 12/2012, nợ đọng xây dựng cơ bản ước khoảng gần 90.000 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 30% tổng số nợ xấu của các NHTM. Tuy nhiên, việc giải quyết số nợ đọng này không đơn giản, khi nguồn thu ngân sách Trung ươmg cũng như địa phương đang giảm sút mạnh do suy thoái kinh tế.
Báo cáo cũng cho biết, có ba loại thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng tăng thu trong tương lai trong đó có thuế với bất động sản. Hiện nay thu thuế từ bất động sản (không tính lệ phí trước bạ) chỉ chiếm 0,17% tổng thu NSNN so với mức trung bình trên 1% ở các nước đang phát triển trong khi đây là nguồn thu rất quan trọng cho NSĐP.
Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc rất lớn vào thu từ giao quyền sử dụng đất là nguồn thu chỉ phát sinh một lần dẫn đến vấn đề là thu NSNN từ đất đai sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu dài hạn ở địa phương. Nguồn thu đất đai lớn còn làm các địa phương có nguy cơ rơi vào tình trạng “căn bệnh Hà Lan” (tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa).
"Tình trạng hàng loạt các dự án liên quan đến bất động sản được cấp phép ồ ạt ở nhiều địa phương là biểu hiện của vấn đề này. Khi các địa phương chỉ quan tâm hỗ trợ đến các hoạt động kinh doanh về bất động sản mà ít quan tâm đến phát triển các ngành kinh tế khác thì rõ ràng ngân sách địa phương không thể bền vững. Sự sụt giảm trong thu ngân sách địa phương nhiều tỉnh, thành phố năm 2012 là minh chứng cụ thể cho nhận định này", báo cáo chỉ ra.
Thanh Ngà (Lược ghi)