Quá “thoáng“ với khách ngoại mong phá “băng“ bất động sản
Ngoài 5 đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 19/2008/QH12, trên thực tế vẫn còn nhiều đối tượng người nước ngoài khác cũng có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- 03-09-2013Nhà cho người nước ngoài thuê tại Hà Nội: Gia tăng sức ép giảm giá
- 28-08-2013Bán nhà cho người nước ngoài: Không phải là biện pháp "chữa cháy" cho BĐS
- 10-08-2013Nới điều kiện người nước ngoài mua nhà: Thị trường bất động sản có ấm lên ?
- 24-07-2013Quá ít người nước ngoài mua được nhà ở Việt Nam
Bộ Tư pháp vừa chủ trì cuộc họp thẩm định Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Đây là một Dự thảo Nghị quyết mà Bộ Xây dựng kỳ vọng nếu được thông qua sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản đang “tin xấu nhiều hơn tin tốt” hiện nay.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bất động sản đóng băng là vì bong bóng giá, còn nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn rất lớn và khi giá nhà trở về đúng giá trị thực thì nguồn cung hiện tại thậm chí còn chưa đủ. Việc mở cửa cho người nước ngoài vì vậy cần được tính toán cẩn thận.
Có Visa nhập cảnh vào Việt Nam là được phép mua nhà?
Theo diễn giải của Bộ Xây dựng, ngoài 5 đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 19/2008/QH12, trên thực tế vẫn còn nhiều đối tượng người nước ngoài khác cũng có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam như: Người nước ngoài làm việc tại các chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc dưới một năm, người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp nhưng không giữ chức danh quản lý hoặc người nước ngoài vào Việt Nam học tập, nghiên cứu hoặc giảng dạy cho các cơ sở giáo dục tư nhân...
Do đó, Dự thảo Nghị quyết mở rộng đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cá nhân người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Tại cuộc họp thẩm định, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều cho rằng đối tượng được mua nhà theo Dự thảo Nghị quyết là quá rộng. Mục tiêu của Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ở cho những người đầu tư, làm việc tại Việt Nam, nên chăng, Dự thảo Nghị quyết quy định thắt chặt hơn, như người nước ngoài vào Việt Nam có thời hạn (theo visa nhập cảnh vào Việt Nam phải từ 3 tháng trở lên) mới có quyền mua nhà tại Việt Nam.
Về thời hạn được sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: Dự thảo Nghị quyết nêu tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không quá 70 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm được gia hạn.
Vấn đề này, đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện các Bộ (Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao) đều cho rằng nên quy định là 50 năm để đảm bảo sự đồng bộ của các dự án, phù hợp với Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Mặt khác, đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Dự thảo Nghị quyết phải bám sát tinh thần Nghị quyết 103/NQ-CP theo hướng: “Cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án tại Việt Nam được mua chung cư, nhà ở tại Việt Nam phù hợp với thời hạn dự án tại Việt Nam”.
Mở đến mức cho sở hữu không hạn chế về số lượng?
Về số lượng nhà ở: Dự thảo Nghị quyết có nêu: “Người nước ngoài được sở hữu không hạn chế về số lượng nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch...”. Đại diện Bộ Tài chính đề nghị nên cân nhắc lại điểm này vì đối tượng chủ yếu mua nhà trong thời gian qua là những người nước ngoài giàu có, nhằm tránh tình trạng một số cá nhân nước ngoài nhiều tiền lũng đoạn thị trường bất động sản, nên chăng quy định giới hạn về số lượng nhà được phép mua tại Việt Nam.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị quyết quy định rõ các quyền của chủ sở hữu là người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam như: Có quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu của mình cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật nhà ở; quyền thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật về thừa kế của Việt Nam.
Trong trường hợp người nhận thừa kế không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được hưởng giá trị của nhà ở đó; được quyền thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; được cho thuê nhà ở đã mua để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật Việt Nam không cấm; được ủy quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xác nhận những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai; được bảo trì, cải tạo nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật Việt Nam; được bồi thường thiệt hại khi phải phá dỡ, giải tỏa theo quy định của pháp luật Việt Nam; được quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm Nghị quyết này và pháp luật về nhà ở; được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam...
Việc mở rộng quyền được mua nhiều nhà ở, được cho thuê nhà ở, bán nhà ở… của người nước ngoài như trên đang được Bộ Xây dựng kỳ vọng như là một giải pháp góp phần giải phóng hàng tồn kho bất động sản.
Dự kiến, Bộ Xây dựng sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 trong Kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013 và sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ đầu năm 2014 cho đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015).
Nhiều chuyên gia cho rằng, bất động sản đóng băng là vì bong bóng giá, còn nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn rất lớn và khi giá nhà trở về đúng giá trị thực thì nguồn cung hiện tại thậm chí còn chưa đủ. Việc mở cửa cho người nước ngoài vì vậy cần được tính toán cẩn thận.
Có Visa nhập cảnh vào Việt Nam là được phép mua nhà?
Theo diễn giải của Bộ Xây dựng, ngoài 5 đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 19/2008/QH12, trên thực tế vẫn còn nhiều đối tượng người nước ngoài khác cũng có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam như: Người nước ngoài làm việc tại các chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc dưới một năm, người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp nhưng không giữ chức danh quản lý hoặc người nước ngoài vào Việt Nam học tập, nghiên cứu hoặc giảng dạy cho các cơ sở giáo dục tư nhân...
Do đó, Dự thảo Nghị quyết mở rộng đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cá nhân người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Tại cuộc họp thẩm định, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều cho rằng đối tượng được mua nhà theo Dự thảo Nghị quyết là quá rộng. Mục tiêu của Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ở cho những người đầu tư, làm việc tại Việt Nam, nên chăng, Dự thảo Nghị quyết quy định thắt chặt hơn, như người nước ngoài vào Việt Nam có thời hạn (theo visa nhập cảnh vào Việt Nam phải từ 3 tháng trở lên) mới có quyền mua nhà tại Việt Nam.
Về thời hạn được sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: Dự thảo Nghị quyết nêu tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không quá 70 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm được gia hạn.
Vấn đề này, đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện các Bộ (Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao) đều cho rằng nên quy định là 50 năm để đảm bảo sự đồng bộ của các dự án, phù hợp với Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Mặt khác, đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Dự thảo Nghị quyết phải bám sát tinh thần Nghị quyết 103/NQ-CP theo hướng: “Cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án tại Việt Nam được mua chung cư, nhà ở tại Việt Nam phù hợp với thời hạn dự án tại Việt Nam”.
Mở đến mức cho sở hữu không hạn chế về số lượng?
Về số lượng nhà ở: Dự thảo Nghị quyết có nêu: “Người nước ngoài được sở hữu không hạn chế về số lượng nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch...”. Đại diện Bộ Tài chính đề nghị nên cân nhắc lại điểm này vì đối tượng chủ yếu mua nhà trong thời gian qua là những người nước ngoài giàu có, nhằm tránh tình trạng một số cá nhân nước ngoài nhiều tiền lũng đoạn thị trường bất động sản, nên chăng quy định giới hạn về số lượng nhà được phép mua tại Việt Nam.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị quyết quy định rõ các quyền của chủ sở hữu là người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam như: Có quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu của mình cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật nhà ở; quyền thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật về thừa kế của Việt Nam.
Trong trường hợp người nhận thừa kế không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được hưởng giá trị của nhà ở đó; được quyền thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; được cho thuê nhà ở đã mua để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật Việt Nam không cấm; được ủy quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xác nhận những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai; được bảo trì, cải tạo nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật Việt Nam; được bồi thường thiệt hại khi phải phá dỡ, giải tỏa theo quy định của pháp luật Việt Nam; được quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm Nghị quyết này và pháp luật về nhà ở; được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam...
Việc mở rộng quyền được mua nhiều nhà ở, được cho thuê nhà ở, bán nhà ở… của người nước ngoài như trên đang được Bộ Xây dựng kỳ vọng như là một giải pháp góp phần giải phóng hàng tồn kho bất động sản.
Dự kiến, Bộ Xây dựng sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 trong Kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013 và sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ đầu năm 2014 cho đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015).
Theo Lê Luyến