“Sẽ có làn sóng vốn FDI đổ vào bất động sản du lịch Việt Nam”
"Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào đầu tư lĩnh vực này".
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam cả cấp mới và tăng vốn là 6,85 tỷ USD.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 16 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 692,3 triệu USD, chiếm 10,1%. Trong đó chủ yếu là đầu tư vào các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. BizLIVE đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Sương, quyền Chủ tịch Hội Bất động sản du lịch Việt Nam (VnTPA) về dòng vốn FDI vào bất động sản du lịch nghỉ.
Thưa ông, hiện tại dòng vốn FDI đang đổ mạnh vào bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, ông có đánh giá gì về xu hướng này?
Bất động sản du lịch là một lĩnh vực khá đặc biệt, đầu tư lĩnh vực này là đầu tư cả về bất động sản và phát dịch vụ chất lượng cao. Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào đầu tư lĩnh vực này. Thông qua đó phát triển dịch vụ du lịch của họ tại trường nước ngoài tạo ra chuỗi cũng ứng toàn cầu trong ngành du lịch.
Kiên Giang là tỉnh trong thời gian vừa qua thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào mảng này. Đây là thời điểm có khả năng dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này vào Việt Nam.
Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay các nhà đầu tư Việt Nam cần phải làm gì?
Vừa cạnh tranh vừa hợp tác theo mô hình liên doanh với nguồn vốn FDI để tận dụng nguồn vốn phát triển dự án vừa cạnh tranh để bảo vệ tránh bị thôn tính. Qua đó, tiếp thu được kinh nghiệp quản lý và vận hành dự án bất động sản du lịch, lĩnh vực còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam.
Qua đó, từng bước du lịch Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong nền công nghiệp không khói này.
Xu hướng hợp tác với nhà nhà đầu tư nước ngoài trong việc khai thác dự án bất động sản du lịch như một xu hướng được nhiều chủ đầu tư quan tâm?
Những dự án lớn rất cần sự hợp tác khai thác cùng với nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó tiếp thu về kinh nghiệm quản lý vận hành khai thác dự án. Những dự án quy mô lớn đòi hỏi hợp tác với nước ngoài như là một yếu tố khác quan không thể thiếu trong giai đoạn đầu khai thác dự án.
Sự hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài còn đảm bảo hiệu quả, tính bền vững trong phát triển kinh doanh của bất động sản du lịch.
Ông có đánh giá gì về dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản du lịch?
Vốn đầu tư FDI đổ vào lĩnh vực này chủ yếu là các tập toàn về lữ hành quốc tế, các nhà khai thác tour trên thế giới… Nhà đầu tư Nga đầu tư vào Phú Quốc (Kiên Giang), Nhật Bản, Hàn Quốc… Với thế mạnh tốt trong điều hành tuor quốc tế, hợp tác với các chủ đầu tư Việt Nam rất dễ tìm được tiếng nói chung khi cả hai bên đều có lợi. Tuy nhiên khả năng chi phối của các nhà đầu tư nước ngoài là rất lớn có thể quyết định sự thành công của dự án.
Vai trò của VnTPA trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
VnTPA ra đảm nhận vai trò to lớn trong việc kết nối hợp tác, kiến tạo môi trường phát triển bất động sản du lịch, là đầu mối trung gian trong xúc tiến hợp tác khai thác bất động sản du lịch.
VnTPA là cầu nối gắn kết các thành viên của mình thành một tổ chức, đại diện tư cách pháp nhân liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, ví du như Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các Hiệp hội lữ hành quốc tế….Qua đó, VnTPA giúp các thành viên kết nối đầu tư, liên doanh khai tác hiệu quả dự án.
Xin chân thành cám ơn ông!
>>> Hàng tỷ đô đang "chảy" vào lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 16 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 692,3 triệu USD, chiếm 10,1%. Trong đó chủ yếu là đầu tư vào các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. BizLIVE đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Sương, quyền Chủ tịch Hội Bất động sản du lịch Việt Nam (VnTPA) về dòng vốn FDI vào bất động sản du lịch nghỉ.
Thưa ông, hiện tại dòng vốn FDI đang đổ mạnh vào bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, ông có đánh giá gì về xu hướng này?
Bất động sản du lịch là một lĩnh vực khá đặc biệt, đầu tư lĩnh vực này là đầu tư cả về bất động sản và phát dịch vụ chất lượng cao. Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào đầu tư lĩnh vực này. Thông qua đó phát triển dịch vụ du lịch của họ tại trường nước ngoài tạo ra chuỗi cũng ứng toàn cầu trong ngành du lịch.
Kiên Giang là tỉnh trong thời gian vừa qua thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào mảng này. Đây là thời điểm có khả năng dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này vào Việt Nam.
Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay các nhà đầu tư Việt Nam cần phải làm gì?
Vừa cạnh tranh vừa hợp tác theo mô hình liên doanh với nguồn vốn FDI để tận dụng nguồn vốn phát triển dự án vừa cạnh tranh để bảo vệ tránh bị thôn tính. Qua đó, tiếp thu được kinh nghiệp quản lý và vận hành dự án bất động sản du lịch, lĩnh vực còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam.
Qua đó, từng bước du lịch Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong nền công nghiệp không khói này.
Xu hướng hợp tác với nhà nhà đầu tư nước ngoài trong việc khai thác dự án bất động sản du lịch như một xu hướng được nhiều chủ đầu tư quan tâm?
Những dự án lớn rất cần sự hợp tác khai thác cùng với nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó tiếp thu về kinh nghiệm quản lý vận hành khai thác dự án. Những dự án quy mô lớn đòi hỏi hợp tác với nước ngoài như là một yếu tố khác quan không thể thiếu trong giai đoạn đầu khai thác dự án.
Sự hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài còn đảm bảo hiệu quả, tính bền vững trong phát triển kinh doanh của bất động sản du lịch.
Ông có đánh giá gì về dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản du lịch?
Vốn đầu tư FDI đổ vào lĩnh vực này chủ yếu là các tập toàn về lữ hành quốc tế, các nhà khai thác tour trên thế giới… Nhà đầu tư Nga đầu tư vào Phú Quốc (Kiên Giang), Nhật Bản, Hàn Quốc… Với thế mạnh tốt trong điều hành tuor quốc tế, hợp tác với các chủ đầu tư Việt Nam rất dễ tìm được tiếng nói chung khi cả hai bên đều có lợi. Tuy nhiên khả năng chi phối của các nhà đầu tư nước ngoài là rất lớn có thể quyết định sự thành công của dự án.
Vai trò của VnTPA trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
VnTPA ra đảm nhận vai trò to lớn trong việc kết nối hợp tác, kiến tạo môi trường phát triển bất động sản du lịch, là đầu mối trung gian trong xúc tiến hợp tác khai thác bất động sản du lịch.
VnTPA là cầu nối gắn kết các thành viên của mình thành một tổ chức, đại diện tư cách pháp nhân liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, ví du như Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các Hiệp hội lữ hành quốc tế….Qua đó, VnTPA giúp các thành viên kết nối đầu tư, liên doanh khai tác hiệu quả dự án.
Xin chân thành cám ơn ông!
>>> Hàng tỷ đô đang "chảy" vào lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng
Theo Phạm Đình