MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủ tướng Chính Phủ: Bất động sản ấm lên, không để lặp lại tình trạng “bong bóng”

Trước tình hình thị trường bất động sản đang “ấm” lên và nguồn vốn tín dụng vào bất động sản đã tăng đáng kể, Thủ tướng lưu ý về các giải pháp bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững

Theo thông cáo báo chí từ Văn Phòng Chính Phủ, trong buổi họp Chính phủ thường kỳ ngày hôm nay (25/04/2015), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: Không được chủ quan dù tình hình kinh tế - xã hội đạt kết quả tích cực, đặc biệt khi tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp.

“Tinh thần chung là tiếp tục nỗ lực, triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra từ đầu năm. Chúng ta đã đi được 1/3 chặng đường của năm 2015 với các cơ sở cho thấy nếu quyết liệt thì khả năng đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2015 là khả thi” - Thủ tướng phát biểu.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành triển khai đồng bộ các biện pháp khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và nhập siêu…

Trước tình hình thị trường bất động sản đang “ấm” lên và nguồn vốn tín dụng vào bất động sản đã tăng đáng kể, Thủ tướng lưu ý Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giải pháp bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, cụ thể là phải chủ động kiểm soát chặt chẽ, không để lặp lại tình trạng “bong bong” bất động sản khiến mấy năm trước đây Các cơ quan quản lý đã phải rất gian nan để xử lý.

Theo đánh giá của Văn phòng Chính phủ, các chỉ số kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm đã tiếp tục cho thấy một trạng thái ổn định với sự đảm bảo của các cân đối kinh tế lớn. CPI tháng 4 tăng 0,14%, 4 tháng tăng 0,04%. Kinh tế tiếp tục phát triển tích cực ở tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục xu hướng tăng, 4 tháng tăng 9,4%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 10%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt  4,2 tỷ USD, tăng 5%; vốn ODA giải ngân đạt hơn 550 triệu USD, tăng 11,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 8,84%.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nổi lên một số hạn chế, khó khăn như nhập siêu gia tăng, có thể sẽ tạo sức ép lên tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế; số lượng khách du lịch tháng 4 tăng so với tháng trước nhưng tính chung cả 4 tháng lại giảm; việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản khó khăn…

Mai Linh

Minh Trang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên