T.S Lê Đăng Doanh: Trước sau gì cũng phải cứu thị trường bất động sản
Thị trường này đang chôn cả triệu tỷ của người dân bên trong.
Mới đây, quan điểm "hãy để thị trường địa ốc Việt Nam “rơi tự do”, không
cần giải cứu thì giá nhà sẽ giảm 30 - 50% nữa và sẽ tự hồi phục sau 4 -
5 năm…" đã vấp phải sự phản ứng của giới chuyên gia và cộng đồng DN bất động sản Việt Nam.
Một số tổ chức còn có những phản ứng mạnh mẽ, cho rằng nhận định trên là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.
Trả lời trước vấn đề này, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, hiện tại, thị trường bất động sản đang “chôn” một lượng tiền rất lớn.
"Ước tính hiện có khoảng hơn 1 triệu tỉ đồng đang ứ đọng ở trong thị trường bất động sản và đang ngày càng tăng lên. Việc các thế chấp tín dụng đều gắn liền đến bất động sản khiến nhiều người đặt câu hỏi không biết khoản nợ 1 triệu tỉ còn lại bao nhiêu", ông Doanh cho biết.
Theo ông Doanh, với các con số dư nợ lớn đến cả triệu tỉ như vậy, cộng với tồn kho hàng chục nghìn căn hộ, thêm vào đó là địa ốc còn kéo theo công nghiệp vật liệu, xây dựng và hàng trăm ngành nghề khác, việc phải giải cứu thị trường bất động sản là điều không cần bàn cãi.
"Gỡ khó cho thị trường cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thông qua các ngành liên quan đến bất động sản", ông nhận định.
T.S Lê Đăng Doanh cho rằng, việc giải cứu thị trường bất động sản là điều không cần bàn cãi
Về phương án giải cứu, ông Doanh cho rằng, cần phải kết hợp phương án giải cứu theo cả hai cách, cả về giá và thanh khoản để vừa có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa hỗ trợ được người dân.
"Nhìn vào gói cứu trợ trị giá 30.000 tỉ đồng sắp được tung ra, ta thấy có ba thành phần chính tham gia vào gói cứu trợ bất động sản này. Đó là Ngân Hàng, người dân vay tiền mua nhà, và chủ đầu tư.
Bên cạnh một phần tín dụng được đem cho người dân vay, một phần tín dụng cũng nên chuyển cho các doanh nghiệp. Đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá nhà, rẻ hơn so với giá vay thương mại.
Một vấn đề cần cân nhắc đó là ngân hàng đưa ra lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3 năm cho người mua nhà. Tuy nhiên, người dân lại không rõ sau 3 năm đó thì lãi suất sẽ trở về mức nào. Với việc lãi suất cho vay chỉ ổn định 6% trong vòng 3 năm thì các ngân hàng đang nắm đằng chuôi và có thể khiến người dân gặp khó khăn, bởi họ không thể biết 7 năm còn lại có thể chịu được “nhiệt” không.
Nếu 3 năm sau, lãi suất lại trở về theo lãi suất thị trường thì liệu nó quá sức chịu đựng của người dân hay không? ”, ông Doanh nhận định.
Trên thực tế, không chỉ Việt Nam mà Chính phủ nhiều nước cũng đã phải nhảy vào giải cứu thị trường bất động sản. Ngay tại khu vực Đông Nam Á, trong thời điểm suy thoái năm 1997, chính phủ Thái Lan, Singapore cũng phải đưa ra những gói cứu trợ cho thị trường bất động sản.
Tại Mỹ, cuộc suy thoái mới nhất ở thị trường bất động sản đã kéo dài tới 6 năm. Nguyên nhân một phần là do Chính phủ Mỹ không can thiệp mà đứng bên lề khá lâu để thị trường tự điều tiết.
Tuy nhiên, khi thị trường không làm được điều đó thì Chính phủ phải nhảy vào, đây là điểm mấu chốt quan trọng. Ngay khi tác động vào thị trường, từ Tổng thống, Quốc hội đến Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương, tất cả đều lên tiếng đưa ra nhiều chương trình lên đến hàng nghìn tỷ USD rót vào BĐS.
Ngoài việc hỗ trợ thị trường, việc Chính phủ Mỹ tham gia vào giải cứu còn đóng một vai trò quan trọng trong việc lấy lại niềm tin cho người dân. Trên thực tế, số tiền được Chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ bất động sản đã được sử dụng hết hay chưa thì không ai biết, nhưng nhờ sự can thiệp của Chính phủ mà người dân thoát ra khỏi tâm lý bi quan, từ đó thúc đẩy thị trường nhà đất Mỹ thoát khỏi cảnh ảm đạm.
Một số tổ chức còn có những phản ứng mạnh mẽ, cho rằng nhận định trên là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.
Trả lời trước vấn đề này, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, hiện tại, thị trường bất động sản đang “chôn” một lượng tiền rất lớn.
"Ước tính hiện có khoảng hơn 1 triệu tỉ đồng đang ứ đọng ở trong thị trường bất động sản và đang ngày càng tăng lên. Việc các thế chấp tín dụng đều gắn liền đến bất động sản khiến nhiều người đặt câu hỏi không biết khoản nợ 1 triệu tỉ còn lại bao nhiêu", ông Doanh cho biết.
Theo ông Doanh, với các con số dư nợ lớn đến cả triệu tỉ như vậy, cộng với tồn kho hàng chục nghìn căn hộ, thêm vào đó là địa ốc còn kéo theo công nghiệp vật liệu, xây dựng và hàng trăm ngành nghề khác, việc phải giải cứu thị trường bất động sản là điều không cần bàn cãi.
"Gỡ khó cho thị trường cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thông qua các ngành liên quan đến bất động sản", ông nhận định.
T.S Lê Đăng Doanh cho rằng, việc giải cứu thị trường bất động sản là điều không cần bàn cãi
Về phương án giải cứu, ông Doanh cho rằng, cần phải kết hợp phương án giải cứu theo cả hai cách, cả về giá và thanh khoản để vừa có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa hỗ trợ được người dân.
"Nhìn vào gói cứu trợ trị giá 30.000 tỉ đồng sắp được tung ra, ta thấy có ba thành phần chính tham gia vào gói cứu trợ bất động sản này. Đó là Ngân Hàng, người dân vay tiền mua nhà, và chủ đầu tư.
Bên cạnh một phần tín dụng được đem cho người dân vay, một phần tín dụng cũng nên chuyển cho các doanh nghiệp. Đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá nhà, rẻ hơn so với giá vay thương mại.
Một vấn đề cần cân nhắc đó là ngân hàng đưa ra lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3 năm cho người mua nhà. Tuy nhiên, người dân lại không rõ sau 3 năm đó thì lãi suất sẽ trở về mức nào. Với việc lãi suất cho vay chỉ ổn định 6% trong vòng 3 năm thì các ngân hàng đang nắm đằng chuôi và có thể khiến người dân gặp khó khăn, bởi họ không thể biết 7 năm còn lại có thể chịu được “nhiệt” không.
Nếu 3 năm sau, lãi suất lại trở về theo lãi suất thị trường thì liệu nó quá sức chịu đựng của người dân hay không? ”, ông Doanh nhận định.
Trên thực tế, không chỉ Việt Nam mà Chính phủ nhiều nước cũng đã phải nhảy vào giải cứu thị trường bất động sản. Ngay tại khu vực Đông Nam Á, trong thời điểm suy thoái năm 1997, chính phủ Thái Lan, Singapore cũng phải đưa ra những gói cứu trợ cho thị trường bất động sản.
Tại Mỹ, cuộc suy thoái mới nhất ở thị trường bất động sản đã kéo dài tới 6 năm. Nguyên nhân một phần là do Chính phủ Mỹ không can thiệp mà đứng bên lề khá lâu để thị trường tự điều tiết.
Tuy nhiên, khi thị trường không làm được điều đó thì Chính phủ phải nhảy vào, đây là điểm mấu chốt quan trọng. Ngay khi tác động vào thị trường, từ Tổng thống, Quốc hội đến Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương, tất cả đều lên tiếng đưa ra nhiều chương trình lên đến hàng nghìn tỷ USD rót vào BĐS.
Thị trường bất động sản của Mỹ đã kéo dài tới 6 năm và chỉ được giải quyết sau khi Chính phủ nhảy vào
Ngoài việc hỗ trợ thị trường, việc Chính phủ Mỹ tham gia vào giải cứu còn đóng một vai trò quan trọng trong việc lấy lại niềm tin cho người dân. Trên thực tế, số tiền được Chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ bất động sản đã được sử dụng hết hay chưa thì không ai biết, nhưng nhờ sự can thiệp của Chính phủ mà người dân thoát ra khỏi tâm lý bi quan, từ đó thúc đẩy thị trường nhà đất Mỹ thoát khỏi cảnh ảm đạm.
Trang Lam