TS Nguyễn Đình Cung: Vietnam Airlines làm sai lệch bản chất cổ phần hóa
VNA đang làm sai lệch bản chất cổ phần hóa, không thể chấp nhận được - TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương.
- 25-06-2014Ai có khả năng chi ra 300 triệu USD để trở thành đối tác chiến lược của Vietnam Airlines?
- 23-06-2014Vietnam Airlines bác tin chuyến bay hoãn chỉ vì 1 khách VIP
- 21-06-2014Vietnam Airlines dự kiến bán giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phần
- 21-06-2014Vietnam Airlines vẫn muốn chính phủ bảo lãnh vay vốn
Bộ GTVT đã trình Chính phủ phương án cổ phần hóa của VNA. Cụ thể, VNA giữ lại toàn bộ phần thặng dư vốn phát hành thêm cổ phần tương ứng với vốn nhà nước (75% vốn điều lệ) khi thực hiện cổ phần để tăng thêm vốn đầu tư làm cơ sở bổ sung nguồn vốn mua máy bay. VNA tiếp tục được Chính phủ bảo lãnh miễn phí 100% vốn mua máy bay, động cơ máy bay…; cho phép miễn áp dụng quy định về tài sản thế chấp với các khoản vay để thực hiện mua máy bay A350 và B787.
PV: Ông bình luận như thế nào Quan điểm của ông trước phương án này? VNA sẽ được gì với phương án cổ phần này, thưa ông?
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi nghĩ rằng, phương án VNA đưa ra đang bị nhầm mục tiêu, không thể chấp nhận được.
Cổ phần hóa DNNN là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ DNNN (doanh nghiệp đơn sở hữu) sang công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu), đồng thời chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo độc quyền nhà nước sang nguyên tắc thị trường (cung cầu cạnh tranh...).Thứ nhất, cổ phần hóa phải tuân thủ 4 mục tiêu, là phải thắt chặt tài khóa buộc họ áp dụng ngân sách cứng, kỷ luật thị trường, quản trị hiện đại cuối cùng rồi mới đến cổ phần hóa.
Phải thay đổi quản trị để gia tăng. Chúng ta lại hi vọng cổ phần hóa để thay đổi quản trị, cổ phần hóa để bắt buộc họ áp dụng cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, với phương án của VNA, không những không thay đổi những nguyên tắc quản trị như yêu cầu mà còn xin thêm ưu tiên, ưu đãi, được bao bọc nhiều hơn thì không nên cổ phần hóa, vì làm như vậy VNA cổ phần hóa để làm gì?
Thứ hai, VNA lại muốn giữ lại thặng dư vốn phát hành thêm cổ phần tương ứng với vốn nhà nước (75% vốn điều lệ) khi thực hiện cổ phần để tăng thêm vốn đầu tư làm cơ sở bổ sung nguồn vốn mua máy bay. Nghĩa là tiền của nhà nước lại đem cho không những cổ đông góp vốn mua cổ phần, nếu vậy thì cuối cùng nhà nước được gì? Đề ra mục tiêu cổ phần hóa làm gì?
Về nguyên tắc, cổ phần hóa là nhằm mục tiêu huy động vốn, củng cố sức mạnh cạnh tranh nhưng huy động được bao nhiêu lại cho đi bấy nhiêu thì sao gọi là cổ phần?
Thực chất với những phương án này, VNA đang làm sai lệch bản chất cổ phần hóa. Không thể chấp nhận một phương án như vậy.
PV: Bộ GTVT lý giải VNA đề xuất như vậy là vì nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, thưa ông?
TS Nguyễn Đình Cung: Sẽ không có lý do nào trong trường hợp này.
Một trong những nguyên tắc quản trị hiện đại là phải tách được chủ sở hữu ra khỏi những nguyên tắc, chức năng khác, thay đổi lại vị trí doanh nghiệp nhà nước, tách biệt chức năng kinh doanh và chức năng xã hội, chính trị và hoạtđộng theo cơ chế thương mại.
Nhưng theo phương án của VNA, họ lại đang gộp lại, nghĩa là tư duy và hành động của VNA vẫn chưa thoát được tư duy bao cấp.
PV: Với những ý kiến ông vừa phân tích,VNA đang nhận được quá nhiều ưu đãi, tương tự trường hợp của Vinalines và SBIC. Theo ông, điều này này có chứng tỏ thêm nghi ngờ của dư luận về nhóm lợi ích trong cổ phần hóa các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước mà cụ thể là VNA hay không?
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi sẽ không tin là có lợi ích nhóm ở đây vì những phương án của VNA nó quá vô lý và lộ liễu. Tôi cho rằng, lợi ích nhóm phải được bao bọc, che chắn kỹ chứ không thể phơi bày ra như vậy, ở đây có thể có vấn đề về ứng xử.
Vì sao tôi nói vậy? Ở đây, có lẽ có một suy nghĩ tôi đang đi tiên phong trong cổ phần hóa, nên phải được ưu tiên, ưu đãi... đó là tư duy kiểu bao cấp. Tôi làm được cái này thì phải được ưu tiên, ưu đãi cái kia.
Tuy nhiên, nếu cứ cái kiểu ưu tiên, ưu đãi, bao bọc doanh nghiệp mãi như vậy thì sẽ không thể thực hiện cổ phần hóa được.
PV: Vậy theo ông, doanh nghiệp cổ phần hóa mà lại cứ được nuông chiều, đòi ưu tiên, ưu đãi, bao bọc như vậy thì kết quả đạt được sẽ là gì, thưa ông?
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi cho rằng, không thể làm như thế được, phải thay đổi tư duy.
Kết quả của cổ phần hóa phải làm thay đổi được bản chất của doanh nghiệp, cụ thể là thay đổi cơ cấu chiến lược, thay đổi quản trị nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn chứ không phải đơn giản là làm đẹp doanh nghiệp bằng những ưu tiên, ưu đãi của nhà nước.
PV: Cổ phần hóa chỉ là một công cụ của tái cấu trúc nhưng tại sao tới nay, việc tái cấu trúc nền kinh tế mới chỉ nhắm tới mục tiêu cổ phần hóa. Và nếu duy trì tình trạng như trên thì tái cấu trúc sẽ đi đến đâu, thưa ông?TS Nguyễn Đình Cung: Tái cấu trúc nền kinh tế là thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo nền kinh tế thị trường, thu hẹp vai trò của doanh nghiệp nhà nước để phân bố nguồn lực.
Vì trên thực tế, doanh nghiệp nhà nước còn chiếm vị trí độc quyền, chi phối nhiều ngành nghề của nền kinh tế, chính điểm này đã gây độc quyền và hạn chế cạnh tranh.
Tuy nhiên, với những phương án của VNA thì rõ ràng họ đang làm sai lệch đi bản chất, tăng thế độc quyền, không còn tính cạnh tranh.
PV: Xin cảm ơn ông!
>> 'Hàng khủng' Vietnam Airlines sắp ra thị trường