Uống cốc Starbucks, gần nửa là tiền chỗ ngồi
Trong khi mô hình gốc ở Mỹ là take away (mua xong rồi đi).
- 05-09-2013Vì sao hàng ngoại ở Trung Quốc có giá 'trên giời'?
- 19-08-2013Bí mật bên trong một chai nước hoa: Giá 100 USD, hương liệu chỉ 2 USD!
Nội dung nổi bật:
Ở Trung Quốc, giá nhiều hàng hóa cao hơn rất nhiều so với quốc gia khác. Giá cà phê Starbucks tại Bắc Kinh cao hơn cả New York, Tokyo, London hay thậm chí là Hong Kong.
Lý do giá cao: Người Trung Quốc thích cửa hàng rộng để ngồi lại và tụ họp bạn bè, gia đình, khiến chi phí liên quan đến cửa hàng chiếm 1/2 giá bán.
Người ta có thể chấp nhận đến tận Hong Kong để mua chiếc túi xắc hàng hiệu Hermes với mức giá dễ thở hơn, nhưng nếu đến Hong Kong chỉ để uống một cốc capuccino thì đúng là 'ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng'.
Khi du lịch nước ngoài nở rộ cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Trung Quốc, rất nhiều người tiêu dùng nước này bắt đầu nhận thấy họ đang phải trả mức giá đắt hơn nhiều cho những món hàng bán trong nước - từ giày dép, sữa bột trẻ em cho đến điện thoại di động và ô tô.
Một trong những nơi mà người tiêu dùng Trung Quốc đang phải 'móc ví' trả tiền nhiều hơn so với những quốc gia Phương Tây giàu có khác, là các cửa hàng cà phê.
Phát ngôn viên của Starbucks lý giải rằng các mức giá bán là khác nhau tùy theo thị trường. Dưới đây là biểu đồ cho thấy sự sai khác về giá của một cốc cà phê cỡ lớn (16Oz hay 473ml) của Starbucks tại các quốc gia khác nhau và biến động tỷ giá 3 năm vừa qua.
(Điều đáng lưu tâm là thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc ở quanh mức 7.500 USD, tức là chỉ bằng 1/6 so với mức thu nhập hơn 42.500 USD của người Mỹ).
Dưới đây là chi tiết các khoản chi phí để pha một cốc cà phê Starbucks tại Trung Quốc, đang được bán với giá cao hơn gần 1 USD so với cốc y hệt ở Mỹ.
Năm ngoái, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã phàn nàn khi Starbucks tăng giá bán cà phê ở Trung Quốc. Nhiều trang mạng xã hội hay blog ở Trung Quốc minh họa động thái này bằng các biểu tượng mặt mếu, khóc lóc về 'nỗi đau cắt cổ' này.
"Lúc này nơi nào sẽ quản lý giá cả cơ chứ?", người dùng ở Bắc Kinh càu nhàu khi đề cập về tình trạng giá cả leo thang do lạm phát cao và người tiêu dùng càng ngày càng phải mua hàng với giá cắt cổ hơn từ các công ty thực phẩm.
Thuế khóa và hàng rào thuế quan từ lâu đã trở thành là nguyên nhân để đổ lỗi cho sự khác biệt về giá cả, nhưng trong nhiều năm gần đây, tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc dường như cũng sẵn sàng chi tiêu mạnh bạo hơn cho các sản phẩm thể hiện dấu ấn cá nhân, nhất là hàng nhập khẩu.
Phát ngôn viên của Starbucks lý giải rằng: Người tiêu dùng Trung Quốc thích các cửa hàng lớn với nhiều chỗ ngồi hơn, khiến chi phí thuê mặt bằng tăng cao, đẩy vào giá bán.
Vị này nói thêm: "Đối với nhiều khách hàng Trung Quốc, các cửa hàng của chúng tôi như một địa điểm mang tính xã hội, nơi mà người ta có thể thưởng thức các món ăn và đồ uống ưa thích cùng gia đình và bạn bè mình".
(Lưu ý: Mô hình gốc ở Mỹ của Starbucks là Take Away - đến mua và mang đi).
Không giống các món hàng cao cấp khác, những người thưởng thức cà phê ở Trung Quốc đại lục chẳng thể làm gì khi 'mắc nghẹn' với mức giá cao chót vót.
Bởi người ta có thể chấp nhận đến tận Hong Kong để mua chiếc túi xắc hàng hiệu Hermes với mức giá dễ thở hơn, nhưng nếu đến Hong Kong chỉ để uống một cốc capuccino thì đúng là 'ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng'.
Thùy Phương