Ủy ban châu Âu phạt 6 tổ chức tài chính mức kỷ lục 2,3 tỷ USD vì thao túng thị trường
Vi phạm liên quan trực tiếp đến việc định giá hàng trăm nghìn tỷ USD tài sản.
- 26-11-2013Bà Mai Nguyên Hân bị phạt 250 triệu đồng vì thao túng giá cổ phiếu TLH
- 14-11-2013Nghi án các ngân hàng lớn nhất thế giới thao túng tỷ giá
- 30-07-2013JP Morgan bị buộc tội thao túng thị trường năng lượng Mỹ
- 20-06-2013CEO Ford tố cáo Nhật Bản thao túng tỷ giá
Ngày thứ 4 vừa qua, luật chống độc quyền ở EU đã tuyên phạt 6 tổ chức tài chính bao gồm Deutsche Bank, Royal Bank of Scotland và Citigroup với mức phạt kỷ lục 1,71 tỉ Euro, tương đương 2,3 tỉ USD vì lý do thao túng kiểm soát thị trường tài chính.
Đây là mức phạt lớn nhất mà các ngân hàng trên phải nộp do đã thao túng mức giá chuẩn để quyết định lãi suất cho vay, một trong nhữngvi phạm nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Đồng thời con số này cũng là mức phạt chống độc quyền lớn nhất được Uỷ ban Liên minh châu Âu áp dụng từ trước tới giờ.
Những ngân hàng khác cũng cùng chịu cáo buộc là Societe Generale, JPMorgan và ngân hàng đầu tư RP Martin.
Deutsche nhận mức phạt lớn nhất lần này, tổng số lên tới 725,36 triệu Euro.
Uỷ Ban Châu Âu tuyên bố sẽ tiếp tục điều tra những vi phạm tương tự tại các ngân hàng Credit Agricole, HSBC, JPMorgan và ngân hàng đầu tư ICAP. Những điểm giá chuẩn ở đây bao gồm tỷ giá liên ngân hàng tại London, Libor hoặc Tokyo, tỷ giá khu vực đồng Euro, liên quan trực tiếp đến việc định giá hàng trăm nghìn tỷ USD tài sản, từ các khoản cho vay thế chấp đến các chứng khoán phái sinh.
Uỷ viên của Uỷ ban cạnh tranh EU, Joaquin Almunia phát biểu, “Giật gân hơn nữa, vụ bê bối của Libor và Euribor không chỉ ở khía cạnh thao túng giá chuẩn, vẫn đang được xử trí bởi các nhà điều tiết tài chính trên toàn đầu, mà còn là sự thông đồng giữa những ngân hàng vốn dĩ phải là những đối thủ của nhau”.
RP Martin và ICAP vẫn chưa thể đưa ra lời bình luận nào. Deutsche Bank thông báo, khoản tiền dự trữ của Deutsche đủ để trả khoản phạt 725 triệu Euro. JPMorgan xác nhận sai phạm trong khoản phạt 79,9 triệu Euro của vụ bê bối với Libor nhưng phủ nhận và sẽ bào chữa cho trường hợp Euribor. Societe Generale từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Sáu ngân hàng đã thừa nhận số nợ của mình để có thể nhận 10% cắt giảm án phạt. Chi có Credit Agricole từ chối thanh toán hết nợ, có lẽ ngân hàng này sẽ phải đối mặt với chế tài vào năm tới. HSBC cũng đang có tranh luận với Uỷ ban về nghi ngờ vi phạm trong trường hợp này. Cả hai ngân hàng trên dự kiến sẽ bị cáo buộc chính thức vào ngày thứ 4 tới. Phát ngôn của HSBC nói rằng ngân hàng này sẽ kiên quyết bào chữa cho mình trong trường hợp Euribor, trong khi đó, Barclays khẳng định sẽ hợp tác với Uỷ ban để có thể tránh được khoản cưỡng chế 690 triệu Euro. RBS tuyên bố tổ chức này luôn dự trù đủ để nộp khoản tiền 391 triệu USD.
Chính quyền các nơi trên thế giới đã thông báo khoản phạt ít nhất là 3,7 triệu USD tới UBS, RBS, Barclays, Rabobank và ICAP vì vi phạm thao túng tỷ giá, trong đó có tới 7 cá nhân phải đối mặt với những cáo buộc phạm tội.
UBS đã phải nộp một mức phạt kỷ lục 1,5 tỉ USD cuối năm ngoái cho Bộ Tư pháp Mỹ và Cơ quan dịch vụ tài chính Anh vì thao túng tỷ giá.
Hiện nay, mức nộp phạt cho EU có thể chiếm tới 10% tổng doanh thu của UBS.
UBS tỏ ra không quan tâm, không can dự tới trường hợp Libor và Tibor và sẽ không bị phạt. Barclays sẽ thoát được án phạt trong trường hợp Euribor bởi lẽ ngân hàng này đã sớm đánh tiếng tới Uỷ ban về phản ứng của mình.
>> Năm ngân hàng lớn phải đem 30.000 tỷ đồng gửi vào ngân hàng bị "cậu Thủy" lừa
Phong Linh