World Bank giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 5,5%
Bất chấp những căng thẳng trên Biển Đông gần đây, niềm tin kinh doanh ở Việt Nam vẫn khá vững vàng.
- 10-06-2014IMF: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang phát triển rất tốt
- 25-05-2014Việt Nam gây ấn tượng mạnh tại Diễn đàn Kinh tế thế giới
- 25-04-2014Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã thoát đáy từ giữa 2013
Niềm tin kinh doanh ở Việt Nam vẫn khá vững vàng.
Hôm qua (10/6), Ngân hàng thế giới (World Bank) công bố báo cáo “Global Economic Prospect” cập nhật tình hình kinh tế thế giới cũng như đưa ra dự báo về tăng trưởng của các nền kinh tế trong năm 2014, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, World Bank vẫn giữ nguyên dự báo cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm 2014, giống với mức mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 4. World Bank cũng dự báo tăng trưởng trong 2 năm 2015 và 2016 sẽ lần lượt ở mức 5,6 và 5,8%.
Bất chấp những căng thẳng trên Biển Đông gần đây, niềm tin kinh doanh ở Việt Nam vẫn khá vững vàng.
Tăng trưởng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã chậm lại trong năm 2013, nhưng theo chiều hướng bền vững hơn. Các nền kinh tế lớn của ASEAN như Indonesia và Malaysia tăng trưởng khiêm tốn do thắt chặt chính sách hoặc kinh tế Thái Lan suy giảm mạnh do khủng hoảng chính trị.
Hôm qua (10/6), Ngân hàng thế giới (World Bank) công bố báo cáo “Global Economic Prospect” cập nhật tình hình kinh tế thế giới cũng như đưa ra dự báo về tăng trưởng của các nền kinh tế trong năm 2014, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, World Bank vẫn giữ nguyên dự báo cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm 2014, giống với mức mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 4. World Bank cũng dự báo tăng trưởng trong 2 năm 2015 và 2016 sẽ lần lượt ở mức 5,6 và 5,8%.
Bất chấp những căng thẳng trên Biển Đông gần đây, niềm tin kinh doanh ở Việt Nam vẫn khá vững vàng.
Tăng trưởng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã chậm lại trong năm 2013, nhưng theo chiều hướng bền vững hơn. Các nền kinh tế lớn của ASEAN như Indonesia và Malaysia tăng trưởng khiêm tốn do thắt chặt chính sách hoặc kinh tế Thái Lan suy giảm mạnh do khủng hoảng chính trị.
Dự báo cho các nền kinh tế nhỏ được nâng nhẹ hoặc giữ nguyên, nhờ xuất khẩu hồi phục (Campuchia), dòng chảy FDI và ngoại hối dồi dào (như Myanmar, Philippines và Việt Nam) hay chính sách tài khóa và tiền tệ được mở rộng (như ở Lào và Mông Cổ).
Các thị trường chứng khoán trong khu vực đã hồi phục trong những tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, căng thẳng chính trị gần đây xóa sạch mức tăng 7,3% trong 4 tháng đầu năm (nhờ dòng vốn ngoại) của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đối với thị trường trái phiếu, chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ của các nước trong khu vực đã giảm xuống, phản ánh những yếu tố cơ bản đã được cải thiện. Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất với chênh lệch giảm khoảng 200 điểm so với mức đầu năm 2013, phản ánh lạm phát thấp hơn và các điều kiện tài chính đã ổn định (trong đó có xử lý nợ xấu).
Tuy nhiên, nếu căng thẳng chính trị tiếp diễn, những tiến bộ gần đây có thể bị đảo ngược.
>> IMF: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang phát triển rất tốt
Các thị trường chứng khoán trong khu vực đã hồi phục trong những tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, căng thẳng chính trị gần đây xóa sạch mức tăng 7,3% trong 4 tháng đầu năm (nhờ dòng vốn ngoại) của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đối với thị trường trái phiếu, chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ của các nước trong khu vực đã giảm xuống, phản ánh những yếu tố cơ bản đã được cải thiện. Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất với chênh lệch giảm khoảng 200 điểm so với mức đầu năm 2013, phản ánh lạm phát thấp hơn và các điều kiện tài chính đã ổn định (trong đó có xử lý nợ xấu).
Tuy nhiên, nếu căng thẳng chính trị tiếp diễn, những tiến bộ gần đây có thể bị đảo ngược.
>> IMF: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang phát triển rất tốt
Theo Thu Hương