Thiên tài mắc hội chứng bác học hiếm gặp: Nhớ từng chữ trong hơn 12.000 cuốn sách, trả lời được mọi câu hỏi trong 15 lĩnh vực NHƯNG không thể tự cài cúc áo
Dù 4 tuổi vẫn chưa biết đi, không thể tự cài được cúc áo do khuyết tật ở não bộ nhưng Kim Peek vẫn có khả năng ghi nhớ siêu phàm, nhớ được tường tận nội dung của 12.000 cuốn sách, trả lời được gần như mọi câu hỏi trong 15 lĩnh vực khác nhau.
- 14-02-2023Yêu kiểu tỷ phú tự thân 35 tuổi: Chi 11.000 tỷ đồng xây viện nghiên cứu cho người yêu chuyên tâm làm việc, profile cô gái mới là điều bất ngờ nhất
- 13-02-2023Trải nghiệm tình yêu với triệu phú qua app hẹn hò: Không đáng sợ như tưởng tượng, chia tay vẫn 'lời' 1 thứ còn quan trọng hơn tiền bạc
- 13-02-2023Bà mối 20 năm kinh nghiệm tiết lộ 6 tiêu chuẩn chọn ‘nửa kia’ của giới siêu giàu: Gia thế hay ngoại hình không phải quan trọng nhất, điều số 2 ít ai ngờ tới
- 12-02-2023Cách tiêu tiền là tấm gương phản chiếu tương lai của bạn: Không tham lợi nhuận nhỏ là người nỗ lực nhưng làm được 2 việc này mới đến gần với thành công
- 11-02-2023Buổi họp lớp sau 25 năm giúp tôi nhận ra thành bại trong đời của 1 người không phụ thuộc xuất phát điểm, mà nằm ở việc hiểu thấu 'quy tắc 3/7' này
Kim Peek (1951-2009) được biết đến là một nhà bác học có trí nhớ siêu phàm. Người đời thường gọi ông với những cái tên như “siêu bác học” hay “bách khoa toàn thư biết đi”. Sở hữu bộ nhớ tuyệt đỉnh, trí nhớ hơn người nhưng Kim Peek lại gặp khó khăn trong những hoạt động hàng ngày, bởi ông là một người mắc khuyết tật ở não bộ. Kim Peek mắc hội chứng bác học (Savant). Đây là hội chứng hiếm gặp trên thế giới, những người mắc hội chứng này có có khả năng xuất chúng, vượt trội so với người thường nhưng họ thường bị khiếm khuyết về tâm lý hoặc rối loạn phát triển thần kinh.
Kim Peek chính là nguyên mẫu của nhân vật Raymond Babbitt - một người đàn ông mắc chứng tự kỷ có trí nhớ siêu phàm trong bộ phim Người trong mưa (Rain man), do Dustin Hoffman thủ vai. Cuộc đời và bộ óc siêu phàm của Kim Peek chính là nguồn cảm hứng để nhà viết kịch đại tài Barry Morrow viết nên bộ phim được xem là kiệt tác này. Với thông điệp đầy nhân văn, giúp nâng cao nhận thức về bệnh tự kỷ và các khiếm khuyết khác, bộ phim đã giành được 4 giải Oscar danh giá.
Kim Peek. Ảnh: The New York Times.
Năng lực, trí nhớ phi thường
Kim Peek sinh ra và lớn lên tại thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah (Mỹ). Từ nhỏ, Kim Peek đã bộc lộ khả năng ghi nhớ phi thường. Theo chia sẻ từ ông Fran Peek, cha của Kim Peek cho biết, con trai ông khi mới 16 tháng tuổi đã bắt đầu cầm sách đọc như đã biết chữ từ lâu và có thể nhớ, đọc lại những gì mà bố mẹ đã nói. Đến năm 4 tuổi, Kim Peek đã có thể đọc thuộc lòng danh bạ điện thoại.
Vào đêm giáng sinh năm 10 tuổi, Kim Peek đã khiến cả gia đình phải kinh ngạc với khả năng ghi nhớ kỳ diệu của mình. Khi đó, chỉ mới là một cậu bé 10 tuổi nhưng Kim đã đọc toàn bộ câu chuyện về lễ Giáng sinh trong Kinh Thánh, nhớ đến từng câu, từng chữ. Năm 14 tuổi, Kim Peek đã học xong toàn bộ chương trình phổ thông. Năm 18 tuổi, Kim Peek được thuê tính bảng lương cho 160 người. Không cần dùng đến máy tính, ông đã tính được hết số tiền phải trả cho nhân công. Tuy nhiên, khoảng 10 năm sau đó thì ông thất nghiệp vì quá trình tính lương đã được máy tính hóa.
Ảnh: Getty Images.
Kim Peek có thể nhớ được đến từng chi tiết, gần như là 98% nội dung trong các cuốn sách mà ông đọc. Ông nhớ được nội dung của ít nhất 12.000 cuốn sách đã từng đọc. Thậm chí, vị “siêu bác học” này còn có khả năng đọc cùng một lúc 2 trang sách, ông đọc trang bên trái bằng mắt trái và trang bên phải bằng mắt phải.
Ngoài ra, từ đường cao tốc nối tới các thành phố, thị xã, quận tại Mỹ cho đến mã vùng, bưu điện, đài phát thanh, mạng điện thoại, bảng giờ tàu xe của từng địa phương cũng nằm trong bộ nhớ của Kim Peek. Vị thiên tài này có thể nhớ được gần như tất cả những gì ông đã đọc, tương đương với khối lượng sách chứa đầy 190 thùng các tông lớn.
Ông còn là chuyên gia, có thể trả lời gần như mọi câu hỏi trong 15 lĩnh vực khác nhau như địa lý, âm nhạc, lịch sử, thể thao…
Năm 2004, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mời Kim Peek đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu bộ óc dị thường của ông. Cùng với các chuyên gia Bệnh viện Salinas Valley Memorial, bang California, NASA đã dùng các máy cộng hưởng từ tối tân nhất và những công nghệ mới nhất của ngành công nghiệp vũ trụ để có những hình ảnh 3 chiều bộ óc đặc biệt của Kim.
Mục đích của NASA là nắm bắt những gì diễn ra trong não khi Peek nói và suy nghĩ. Đồng thợ, họ muốn biết bộ não hoạt động như thế nào để ứng dụng vào thực tế. Qua quá trình nghiên cứu, Tiến sĩ Richard Boyle của NASA thừa nhận: “Tất cả những gì tôi có thể nói là Kim không giống bất cứ nhà bác học siêu phàm nào. Đây là một trường hợp độc nhất vô nhị”.
Ảnh: Getty Images
Khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Vì bị ảnh hưởng bởi những khuyết tật bẩm sinh nên các hoạt động hay việc giao tiếp hàng ngày của vị thiên tài này cũng gặp phải nhiều khó khăn. Ngày Kim Peek mới chào đời, các bác sĩ đã chuẩn đoán rằng có thể cậu suốt đời không biết đi, không biết nói và khuyên gia đình nên gửi Kim vào trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật. Theo chia sẻ từ cha của Kim Peek, trước lời nói đã của bác sĩ, khi ấy vợ chồng ông không do dự hay đắn đo, quyết tâm tự chăm sóc tốt cho con.
Ảnh: Getty Images
Kim Peek không thể đi lại được cho đến năm hơn 4 tuổi. Đến năm 6 tuổi, do nói chuyện liên tục và hiếu động, ông từng phải phẫu thuật thùy não để xử lý tình trạng này. Năm học tiểu học, ông bị trường đuổi học vì không thể tập trung được quá 7 phút trong lớp. Do vậy nên gia đình ông đã nhờ giáo viên tới dạy học tại nhà 2 tuần 1 lần.
Mắc chứng tự kỷ từ nhỏ, Kim Peek không thể tự chăm sóc bản thân và phải sống phụ thuộc vào cha trong các hoạt động hàng ngày. Ông không thể tự cài cúc áo sơ mi nếu không có sự trợ giúp. Dù có thể nhớ được lượng kiến thức khổng lồ nhưng ông lại gặp khó khăn trong việc hiểu những từ ngữ trừu tượng trong sách văn học. Vào năm 2009, Kim Peek đột ngột qua đời vì trụy tim năm ở tuổi 58.
Theo Minh Nguyệt
Thể thao & văn hóa