Thiên tài toán học chỉ ra: Biết được 3 bước này, ai cũng có thể tiếp tục phát triển ngay cả khi chuyện tồi tệ nhất xảy đến
Câu chuyện về một thiên tài toán học trẻ của Ấn Độ - Srinivasa Ramanujan có thể là một ví dụ cho một người vẫn tiếp tục phát triển khi gặp những chuyện tồi tệ nhất.
- 08-02-2022Luật sư ly hôn chứng kiến 1.000 cuộc hôn nhân đổ vỡ: Bản chất con người không thể che giấu qua 1 thứ này
- 03-02-20224 thủ phạm khiến tóc rụng liên miên, chưa già đã sắp hói: Là thói quen của nhiều người bỏ ngay đi trước khi tốn tiền triệu để phục hồi
- 16-01-2022Bỏ nghề giáo viên để khởi nghiệp rồi trở thành tỷ phú gây tranh cãi nhất ở tuổi 25, người đàn ông khẳng định: “Chỉ cần biết nắm bắt tâm lý đám đông, không giàu cũng khó!”
Có bao giờ bạn thắc mắc: "Tại sao một vài người bị sự căng thẳng làm cho yếu đuối hơn, trong khi những người khác lại có thêm sức mạnh từ nó?"
Thiên tài toán học trẻ của Ấn Độ - Srinivasa Ramanujan đã dành nhiều năng lượng tinh thần của mình cho lý thuyết số học. Đến nỗi sự nghèo đói, bệnh tật, nỗi đau và thậm chí là cái chết đang đến dần, dẫu có gây bao mệt mỏi, cũng không có cơ hội làm cho tâm trí anh xao nhãng khỏi những phép tính – trên thực tế. Chúng chỉ thúc đẩy anh sáng tạo hơn.
Trên giường bệnh, anh không ngừng kinh ngạc trước vẻ đẹp của những phương trình mà mình đang khám phá và sự thanh bình trong tâm trí của anh phản ánh được trật tự của những biểu tượng mà anh đã sử dụng.
Về căn bản, câu trả lời đơn giản thế này: những ai biết cách chuyển hóa một tình huống vô vọng thành một hoạt động dòng chảy mới, có thể kiểm soát được, thì sẽ có thể tự mình tìm vui và vươn lên mạnh mẽ hơn từ những thử thách. Có 3 bước chính có vẻ liên quan với những sự chuyển đổi như vậy.
Sự tự tin vô thức
Ở bước này, người gặp biến cố không tự cho mình là trung tâm của mọi việc nữa. Lúc này, tất cả nguồn năng lượng tinh thần của họ sẽ tập trung vào việc tìm cách để vận hành nó một cách hài hòa với môi trường mà họ đang sống.
Thái độ này chỉ xuất hiện khi bản thân họ nhận thức được rằng những mục tiêu của họ phải lệ thuộc vào sự tồn tại lớn hơn và để đạt thành công, người ta phải chơi theo những quy tắc khác với những gì họ thích. Đây chính là một dấu hiệu xác nhận phẩm chất của những người mạnh mẽ.
Về cơ bản, để đạt đến được mức độ tự tin này, người ta phải tin vào chính mình, vào hoàn cảnh của mình và vị thế của mình trong hoàn cảnh đó. Điều này giống như một phi công giỏi hiểu rõ các kỹ năng của mình, có lòng tin vào chiếc máy bay mà họ đang điều khiển và hiểu rõ được những hành động nào là cần thiết khi có bão, khi cánh quạt máy bay bị đóng băng, hoặc bất kỳ sự cố nào khác ập đến.
Tập trung sự chú ý vào thế giới
Trong một tình huống nguy hiểm, việc huy động năng lượng tinh thần, kéo nó hướng vào bên trong và sử dụng nó như là một sự phòng vệ chống lại mối đe dọa là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng phản ứng bản năng này thường làm tổn hại đến khả năng đối phó. Nó làm trầm trọng thêm trải nghiệm rối loạn bên trong, giảm sự linh hoạt của phản ứng và có lẽ tồi tệ hơn bất kỳ thứ gì khác, nó cô lập người ta khỏi phần còn lại của thế giới, bỏ anh ta một mình với những nỗi thất vọng của chính mình.
Ở một chiều hướng khác, nếu người đó tiếp tục liên kết cùng với những gì đang diễn ra, thì những khả năng mới có thể xuất hiện, kết quả là có thể đưa ra những phản hồi mới và người đó ít có khả năng bị loại hoàn toàn khỏi dòng đời hơn.
Lúc này, sự chú ý của họ phải luôn tỉnh táo để xử lý những vấn đề xảy ra xung quanh mình và hướng đến mục tiêu mà mình muốn đạt được. Để đạt được sự hợp nhất với môi trường xung quanh này một cá nhân không chỉ là một thành tố quan trọng của trải nghiệm dòng chảy mang tính thưởng thức mà còn là một cơ chế trọng tâm chế ngự nghịch cảnh.
Sự sẵn sàng khám phá những giải pháp mới
Hầu hết mỗi một tình huống chúng ta gặp phải trong cuộc sống đều bày ra cho ta những khả năng cho sự trưởng thành. Như chúng ta đã thấy, ngay cả những nghịch cảnh kinh khủng như mù lòa hay liệt chi cũng có thể biến thành những điều kiện cho niềm vui và sự phức tạp lớn hơn. Ngay cả bản thân việc tiếp cận cái chết cũng có thể góp phần tạo ra sự hài hòa trong ý thức thay vì nỗi tuyệt vọng.
Nhưng những sự chuyển đổi này đòi hỏi người ta cần sẵn sàng để nhìn thấy được những cơ hội ngoài mong đợi. Đa phần chúng ta trở nên cố định một cách cứng nhắc trong những lối mòn được khắc họa bởi lập trình di truyền cũng như điều kiện xã hội đến mức bỏ qua những phương án có thể mang đến kết quả tốt đẹp hơn.
Nhưng làm thế nào để ai đó có thể bắt đầu khám phá ra những chiến lược thay thế? Về cơ bản câu trả lời khá đơn giản: nếu một người hoạt động với sự tự tin vô thức, giữ sự cởi mở với môi trường và gắn bó với nó, thì một giải pháp có khả năng sẽ xuất hiện.
Điều này cũng giống như người họa sĩ quan sát tỉ mỉ những gì diễn ra trên nền vải canvas, còn chúng ta chú ý đến những gì đang diễn ra xung quanh mình và đánh giá các sự kiện trên nền tảng sự tác động trực tiếp của chúng lên cảm xúc của chúng ta thay vì đánh giá chúng chỉ dựa trên những ý niệm được định trước.
Chính khả năng tiếp nhận bất hạnh và tạo ra điều gì đó tốt đẹp từ nó là một món quà cực kỳ hiếm có. Những người sở hữu món quà này được gọi là "kẻ sống sót" và được cho là có "khả năng tự phục hồi" hay "có lòng dũng cảm". Bất kể chúng ta gọi họ là gì, thì nhìn chung có thể hiểu rằng họ là những người hiếm có đã vượt qua những gian khổ cùng cực và khắc phục được những trở ngại làm nản lòng hầu hết mọi người.
Ngoài những bí quyết giúp bạn có thể sống sót và phát triển khi gặp phải những biến cố trong cuộc đời, cuốn sách Flow - Dòng chảy cũng gợi ý những nguyên tắc cụ thể để biến đổi những cuộc đời nhàm chán của mình trở nên hạnh phúc hơn. Cuốn sách được The New York Times bình chọn là cuốn sách nổi bật của năm.