Quán Thế Âm Bồ Tát: Dùng nước Cam lộ rưới tắt lửa lòng chúng sinh
Quan Thế Âm Bồ Tát thể hiện cho chữ Bi - trong Từ Bi.
- 10-10-2013Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Hậu duệ Phật hoàng Trần Nhân Tông
- 24-06-2013Nữ doanh nhân - phật tử Tạ Thị Ngọc Thảo: Nghiệp doanh chủ và nghề cầm bút
- 11-06-2013Lửa tam muội - Góc nhìn khoa học và Phật giáo
- 10-05-2013Thế nào là Phật Pháp? (P3)
Những Ứng hóa thân đó của Ngài đều được xây dựng trên nền tảng Kinh sách và tư tưởng hóa độ lục đạo trong tín ngưỡng dân gian Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong đó thì Đại Bi, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Tỳ Sa Môn, Tỳ Kheo, Dạ Xoa, Ưu Bà Tắc, A Tu La, Thần Chấp Kim Cang... đều là hòa thân và hồng danh của Ngài.
Quan Âm được ca ngợi có tấm lòng từ bi, có sức mạnh huyền diệu cứu giúp họa nạn, phổ độ chúng sinh, bảo hộ phụ nữ.
Theo truyện truyền kỳ Trung Quốc, Quan Âm Bồ Tát là con gái thứ ba của vua nước Hùng Lâm, tên là Diệu Thiện. Công chúa Diệu Thiện từ nhỏ đã say mê Phật học, có tấm lòng lương thiện luôn giúp đỡ, cứu nạn dân chúng, cự tuyệt việc lấy chồng. Nhà vua đem nàng giam lại để khuyên bảo nhưng không được nên tức giận hạ lệnh giết nàng. Ở dưới địa ngục, công chúa Diệu Thiện ngày đêm giảng kinh, cứu độ chúng sinh lầm than, cảm hóa Diêm Vương. Ngay khi được Diêm Vương thả ra, công chúa tái sinh trên núi Phổ Đà thuộc Nam Hải.
Một thời gian sau, nhà vua sinh bệnh, bị mất hai cánh tay, mù lòa cả hai mắt. Công chúa Diệu Thiện, lúc này đã đắc đạo, liền trở về thăm, nàng dùng chính tay và mắt của mình để thế vào cho cha. Dân chúng thấy sự hiếu thảo và hiển linh của công chúa nên tạc tượng thờ cúng.
Trong Kinh Bi Hoa của Ấn Độ có viết Quan Âm là con trai của vua Vô Tránh Niệm, Thái tử Bất Huyền (có bản ghi là Bất Tuấn). Hai cha con đức vua xuất gia tu hành, khi đắc đạo được Đức Bảo Tạng Như Lai thụ ký cho nhà vua thành Phật A-di-đà còn Thái tử thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Sau một người em trai nữa của Thái tử cũng được thụ ký thành Đại Thế Chí Bồ Tát, cùng trợ hóa cho Phật A-di-đà tiếp dẫn chúng sinh về Tây phương cực lạc.
Cho nên Quan Âm Bồ Tát vẫn được thờ ở nhiều nơi mang tôn tượng dưới dạng là một người đàn ông.
Ở Việt Nam lưu hành một sự tích có nguồn gốc Triều Tiên, tương truyền rằng nhà họ Mãng có cô con gái tên là Thị Kính được gả cho thư sinh Sùng Thiện Sỹ. Một hôm, Thiện Sỹ nằm đọc sách rồi ngủ quên, Thị Kính đang ngồi may vá bên cạnh, thấy cằm chồng có một sợi râu dài mọc ngược bèn cầm dao cắt bỏ cho chồng. Đột nhiên Thiện Sỹ mở mắt ra thấy vợ cầm dao để vào cổ mình nên la lên, cho rằng Thị Kính âm mưu giết chồng, nhà họ Sùng đuổi nàng khỏi cửa. Thị Kính giả thành đàn ông, lên chùa xin xuất gia tu hành lấy pháp danh Kính Tâm.
Trong làng có cô con gái phú ông tên là Thị Mầu lẳng lơ luôn lấy cớ lên chùa lễ bái để trêu ghẹo nhà sư Kính Tâm. Thị Mầu chửa hoang, bị mọi người tra khảo bèn khai Kính Tâm chính là cha đứa bé. Ngậm ngùi với nỗi oan khuất, Kính Tâm đem đứa trẻ về nuôi dưỡng. Khi sắp chết nàng mới viết thư kể lại cho sư trụ trì và cha mẹ biết. Mọi người vội vàng khám xét thi thể và giải oan cho nàng.
Thị Kính là người hiếu thảo, biết giữ bổn phận làm dâu, tròn nghĩa vợ chồng, chín kiếp trước cũng thành tâm tu hành nên khi chết trở thành Quan Âm Bồ Tát.
Hình minh họa Quan Âm Thị Kính, tương truyền con trai Thị Mầu được Ngài độ hóa trở thành Thiện Tài đồng tử, còn con chim ngậm chuỗi bồ đề là Thiện Sỹ.
Ngoài ra có rất nhiều sự tích, truyền kỳ về thân thế của Quan Âm Bồ Tát, tùy theo văn hóa – tín ngưỡng dân gian từng quốc gia mà tôn tượng của Ngài cũng khác nhau.
Trong phim ảnh, có rất nhiều diễn viên từng vào vai Quan Âm Bồ Tát trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình như Tả Đại Phân (Tây Du Ký 1986) Triệu Nhã Chi (Quan Thế Âm truyền kỳ 1985), Cung Từ Ân (Tây Du Ký 1996), Lưu Đào (Tân Tây Du Ký 2011), Lâm Tâm Như (Ma Tổ 2011) trong đó được đánh giá cao hơn cả là Tả Đại Phân và Lâm Tâm Như.
Tả Đại Phân có nét phúc hậu và tư thái tự tại, đạo diễn Dương Khiết nhận xét “Quan Âm không phải là người đẹp, là một vị Bồ Tát, cần phải có sự phân bổ hài hòa”
Lâm Tâm Như được khán giả khen ngợi có nét đẹp dịu dàng, trầm tĩnh và nhân từ của Bồ Tát
>> CEO VC Corp: Thiền để hạnh phúc chân thực