Thiết bị Apple, Xiaomi tiêu thụ mạnh mẽ, lợi nhuận quý 4 của Digiworld tăng trưởng 69%
Công ty phát triển thị trường cho các sản phẩm điện tử - công nghệ đạt mức tăng trưởng gấp rưỡi trong năm COVID-19.
CTCP Thế giới số (Digiworld – DGW) tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh quý cuối cùng năm 2020 tăng trưởng đột biến. Doanh thu thuần đạt 4.017 tỷ đồng, tăng 61%; lợi nhuận sau thuế 85 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. Công ty cho biết, tăng trưởng hoàn toàn đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Doanh thu bán máy tính xách tay và máy tính bảng tăng 66%, đạt 1.199 tỷ đồng, nhờ đóng góp của các sản phẩm Apple và Huawei.
Doanh thu điện thoại di động tăng 68%, đạt 2.228 tỷ đồng, khi Xiaomi tiếp tục gia tăng thị phần bên cạnh đóng góp từ các dòng iPhone 12 của Apple.
Mảng thiết bị văn phòng cũng tăng 36%, ghi nhận doanh thu 509 tỷ đồng. Việc COVID-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam khiến cho các doanh nghiệp bắt đầu chi tiêu trở lại. Hơn nữa, các dòng IoTs ngày càng đa dạng, tiện ích và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hàng tiêu dùng tăng 11%, đạt doanh thu 81 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của Digiworld ngày một tăng cao, trong quý 3 và 4 của năm 2020 lần lượt ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục mới.
Digiworld có một năm ấn tượng, doanh thu đạt 12.535 tỷ đồng, tăng 48%; lợi nhuận ròng 253 tỷ đồng, tăng 56%. Công ty vượt kế hoạch lần lượt 23% và 25%.
Với đặc thù hoạt động kinh doanh là phát triển thị trường cho các sản phẩm điện tử - công nghệ, biên lợi nhuận gộp của Digiworld ở mức thấp, duy trì khoảng 6,3%.
Việc đẩy mạnh tăng doanh thu khiến chi phí bán hàng tăng mạnh, trong năm 2020 công ty chi ra 432 tỷ đồng, tăng 76%. Nhưng ở chiều ngược lại, Digiworld giảm chi phí quản lý 11% còn 93 tỷ đồng.
Lợi nhuận tốt hơn cùng động thái cơ cấu hàng tồn kho và các khoản phải thu giúp cho dòng tiền hoạt động kinh doanh của Digiworld dương 826 tỷ đồng, gấp 2,7 lần năm trước đó. Tiền mặt của công ty tăng mạnh.
Tổng tài sản của Digiworld tại thời điểm cuối năm tăng thêm 660 tỷ đồng, đạt 3.066 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng từ 1.480 tỷ đồng lên 1.922 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các khoản phải trả người bán tăng lên. Nợ vay ngắn hạn duy trì ở mức 630 tỷ đồng.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn: Doanh thu đều đặn trăm tỷ với cổ tức 16%/năm, hệ số PE chưa đến 2 lần
- KQKD năm 2020: Bất chấp khó khăn, các doanh nghiệp nhóm ngành bảo hiểm vẫn lãi lớn
- Bức tranh ngành phân bón năm 2020: Bất ngờ với nhiều doanh nghiệp lãi lớn
- Những cổ phiếu “đắt xắt ra miếng” trên TTCK Việt Nam
- Năm 2020 Top One lỗ lớn 88 tỷ đồng, tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến