Thiếu máu rất nguy hiểm: TS dinh dưỡng hướng dẫn 5 tuyệt chiêu bổ máu hiệu quả nhất
Nhiều người bị thiếu máu nhưng không biết dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Việc bổ sung máu không đúng cách lại làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Đây là giải pháp.
- 29-11-2018Tỉnh táo với 5 dấu hiệu của bệnh thiếu máu mà không phải ai cũng nhận ra
- 18-08-2018Dấu hiệu điển hình của bệnh thiếu máu não: Hãy cảnh giác sớm để tránh bị đột quỵ bất ngờ
- 21-06-2018Chuối và cách pha chế sinh tố bổ sung sắt tự nhiên, phụ nữ mang thai và người thiếu máu không nên bỏ qua!
Bài viết này của Tiến sĩ Mã Quán Sinh đăng trên kênh People (TQ) về bí quyết để bổ máu hiệu quả từ những việc đơn giản. Để không bị thiếu máu, mỗi người nên tham khảo áp dụng càng sớm càng tốt.
GS.TS Mã Quán Sinh là chuyên gia Dinh dưỡng và Vệ sinh Thực phẩm, Trường Y tế Công cộng, Đại học Bắc Kinh, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Trung Quốc, Chuyên gia Truyền thông Khoa học của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Chúng ta đều biết rằng, sẽ có một số người gặp rắc rối với các triệu chứng thiếu máu. Làm thế nào để có thể bổ sung máu một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để ngăn chặn khỏi tình trạng "bị làm phiền" vì những rắc rối xảy ra sau khi cơ thể bị thiếu máu chúng ta có thể ăn gì để bổ sung máu?
Theo Tiến sĩ Mã Quán Sinh, thiếu máu là một triệu chứng lâm sàng phổ biến trong đó thể tích hồng cầu của máu ngoại biên của con người bị giảm, thấp hơn giới hạn dưới của phạm vi bình thường, gây ra những bất lợi lớn cho sức khỏe.
Có nhiều loại và nguyên nhân gây thiếu máu. Thiếu máu phổ biến trong cộng đồng nói chung là thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu sắt cũng là bệnh thiếu dinh dưỡng chính ở nhiều nước.
Theo "Báo cáo về dinh dưỡng và bệnh mãn tính của người dân Trung Quốc (2015)", tỷ lệ thiếu máu của người dân từ 6 tuổi trở lên ở Trung Quốc là 9,7%, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi là 5,0% và tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai là 17,2%.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính số lượng thiếu máu trên toàn thế giới sẽ lên tới 2 tỷ người, trong đó 50% có thể là do thiếu sắt.
Ăn gì để bổ máu nhanh nhất khi thiếu máu do thiếu sắt? Đây là gợi ý của Tiến sĩ dinh dưỡng Mã Quán Sinh
1. Tăng lượng thức ăn giàu chất sắt
Các loại thực phẩm từ động vật như gan lợn, thịt nạc và tiết toàn phần của động vật không chỉ giàu chất sắt mà còn dễ dàng được hấp thụ và sử dụng. Do đó, tăng lượng thức ăn động vật là cách trực tiếp nhất để ngăn ngừa thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt.
Lưu ý: Tăng thực phẩm động vật sẽ gây ra vấn đề với năng lượng dư thừa, protein và lipid. Do đó, hãy chắc chắn sử dụng đúng lượng mà cơ thể bạn có thể dung nạp được, không nên ăn quá nhiều.
2. Sử dụng thực phẩm tăng cường chất sắt
Bổ sung thêm thực phẩm tăng cường chất sắt cũng là một biện pháp hiệu quả để cải thiện dinh dưỡng chứa sắt, chẳng hạn như nước tương tăng cường chất sắt và bột tăng cường chất sắt.
Những người dễ bị thiếu sắt, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, người già, bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa,… có thể chọn thực phẩm bổ sung sắt.
3. Bổ sung sắt đường uống
Giải pháp này chủ yếu được sử dụng để điều trị thiếu sắt nghiêm trọng và khi chế độ ăn uống hàng ngày không thể bổ sung đủ chất sắt. Bổ sung sắt đường uống nên được sử dụng để bổ sung sắt với hàm lượng từ 4 - 6 mg / kg mỗi ngày, uống 2 đến 3 lần giữa hai bữa ăn, tổng thời gian điều trị là 2 đến 3 tháng.
Sau khi huyết sắc tố trở lại bình thường, tiếp tục mất 1 đến 2 tháng để tăng lưu trữ sắt. Lưu ý: Việc uống sắt nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh quá liều, có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho các thành phần tế bào.
4. Thúc đẩy sự hấp thụ và sử dụng sắt
Sau khi bạn đã có những giải pháp bổ sung sắt thì tiếp tục chú ý cách mà cơ thể có thể hấp thụ sắt hiệu quả hay không. Bạn có thể chú ý thêm việc thường xuyên ăn rau và trái cây tươi giàu vitamin C có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày.
5. Giảm thực phẩm ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt
Ngược lại với việc tăng cường ăn các thực phẩm hỗ trợ hấp thụ sắt thì bạn nên tránh những thực phẩm ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt. Chẳng hạn như Oxalate và phytate trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt.
Các tannin trong cà phê và các món ăn chứa thành phần cà phê, polyphenol trong ca cao cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt. Do đó, bạn hãy tránh ăn các thực phẩm trên cùng với thực phẩm giàu chất sắt.
Trên đây là những lời khuyên quan trọng của GS.TS Mã Quán Sinh về cách bổ sung sắt khi bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu áp dụng hiệu quả thì bạn sẽ không còn bị rơi vào tình trạng thiếu máu.
*Theo Health/People
Trí thức trẻ