MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thiếu vắng thông tin hỗ trợ, TTCK chao đảo dữ dội trước thềm tháng “cô hồn”

Trong những phiên giao dịch gần đây, khi tháng 7 âm lịch cận kề (ngày 22/8 dương lịch bước sang tháng 7 âm), TTCK đã có nhịp điều chỉnh khá mạnh và chỉ trong vài phiên giao dịch, chỉ số VnIndex đã rơi từ vùng 800 điểm xuống dưới mốc 770 điểm.

Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm mà các hoạt động làm ăn, kinh doanh, buôn bán… nhìn chung không gặp nhiều thuận lợi, hầu hết mọi người đều kiêng kỵ, né tránh thực hiện các công việc quan trọng diễn ra trong tháng này.

Vì lẽ đó, các hoạt động kinh doanh, giao dịch… diễn ra trong tháng này thường khá ảm đạm và “tâm lý tháng 7” cũng xuất hiện hàng năm trên TTCK Việt Nam.

Theo thống kê từ năm 2010- 2016, diễn biến giao dịch trên TTCK trong tháng 7 âm lịch có phần không thực sự thuận lợi khi có đến 5/7 năm thị trường điều chỉnh trong giai đoạn này.

Ngoại trừ năm 2014 thị trường dậy sóng nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu dầu khí và năm 2016 nhờ KQKD quý 2 tích cực thì nhìn chung tháng 7 âm lịch không mang lại nhiều điều tốt lành cho TTCK.


Biến động của VN-Index trong tháng 7 âm lịch

Biến động của VN-Index trong tháng 7 âm lịch

Trong những phiên giao dịch gần đây, khi tháng 7 âm lịch cận kề (ngày 22/8 dương lịch bước sang tháng 7 âm), TTCK đã có nhịp điều chỉnh khá mạnh và chỉ trong vài phiên giao dịch, chỉ số VnIndex đã rơi từ vùng 800 điểm xuống dưới mốc 770 điểm.

Cùng với sự sụt giảm về điểm số, thanh khoản thị trường cũng giảm đáng kể, chỉ còn quanh ngưỡng 185 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 8% so với tháng trước. Điều này phần nào thể hiện sự thận trọng nhất định của giới đầu tư khi tháng “cô hồn” đang cận kề.


VnIndex chao đảo dữ dội trước thềm tháng cô hồn

VnIndex chao đảo dữ dội trước thềm tháng "cô hồn"

Thiếu vắng thông tin hỗ trợ, TTCK bước vào giai đoạn “tạm nghỉ” sau khi tăng nóng?

Theo âm lịch, năm nay nhuận 2 tháng 6, do đó tháng 7 âm sẽ đến muộn hơn mọi năm và rơi vào cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 theo dương lịch. Thông thường, quãng thời gian trên thị trường sẽ thiếu vắng các thông tin hỗ trợ, khi mà mùa KQKD quý 2 vừa đi qua và mùa KQKD quý 3 chưa tới. Đây thực sự là yếu tố không tích cực cho thị trường bởi quá khứ cho thấy TTCK thường đi ngang hoặc giảm điểm mỗi khi bước vào vùng trống thông tin.

Thống kê của CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp trên HoSE đạt mức tăng trưởng LNST là 14,4%. Tuy nhiên, nhìn vào thực chất, hầu hết các doanh nghiệp chỉ hoàn thành suýt soát hơn 50% kế hoạch kinh doanh cả năm 2017. Trong số các doanh nghiệp VDSC theo dõi, chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh phù hợp với dự báo trước đó, trong khi hơn 30% doanh nghiệp có kết quả kinh doanh đáng thất vọng.

Còn với các doanh nghiệp trên HNX, mức tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm lên tới 21,6%, nhưng chỉ tập trung vào một vài gương mặt như ACB, VCS, SHB, SHS, PVI, VGC, CHP.

Từ những con số thống kê trên, có thể thấy KQKD trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt trong quý 2 của các doanh nghiệp không thực sự tích cực như kỳ vọng. Do đó, giới đầu tư hẳn đang có sự thận trọng nhất định trước mùa công bố KQKD quý 3 và điều này sẽ là trở ngại không nhỏ cho thị trường chung.

Cũng theo VDSC, diễn biến KQKD trong nửa đầu năm 2017 phản ánh khá sát với kỳ vọng của giới đầu tư nói chung. Các chỉ số vĩ mỗ vẫn được đánh giá là ổn định, nhưng sức tăng trưởng dường như đang yếu hơn so với các nỗ lực kích thích của cơ quan điều hành. Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cho cả năm 2017 nhận được sự đồng thuận rất cao của giới phân tích là khó khả thi.

Do đó, các kỳ vọng tích cực về triển vọng lợi nhuận khả quan năm 2017 gần như đã được phản ánh vào sóng tăng giá kéo dài từ đầu năm. VDSC cho rằng VnIndex sẽ dao động mạnh trong vùng 770 – 800 điểm trong tháng 8 (dương lịch), và có thể sẽ giảm sâu hơn mức này khi tháng 8 dần kết thúc, đây cũng là giai đoạn tháng “cô hồn”.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên