MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời điểm nhạy cảm, ông Tập Cận Bình "vấp" nghi ngại bên ngoài, áp lực bên trong

20-07-2019 - 22:30 PM | Tài chính quốc tế

Những diễn biến từ cuối năm ngoái cho thấy tâm lý tiêu cực nhằm vào Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng, ít nhất là ở các nước phát triển.

Nước ngoài nghi ngại

Theo đó, trong khi những nước như Úc và Canada cảm thấy đang bị Bắc Kinh dồn ép, các quốc gia láng giềng bị Trung Quốc phớt lờ, thì những nước như Đức hay Hàn Quốc dường như đang phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ Trung Quốc.

Nước Mỹ, trong nhiều thập kỉ qua vẫn duy trì vị thế độc tôn là siêu cường, gần đây đã phải nhìn nhận Trung Quốc như một đối trọng thách thức vị thế của nước này.

Tất cả những yếu tố này đang dần trở nên ngày càng rõ rệt kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Ngoài ra, sự phức tạp trong hệ thống chính trị của Trung Quốc khiến giới quan sát khó có thể đưa ra các đánh giá về các định hướng chính sách nội địa của Bắc Kinh, nhưng rõ ràng, đang ngày càng có nhiều ý kiến trái chiều nổi lên từ ngay trong bộ máy cầm quyền, nhà nghiên cứu về Trung Quốc Richard McGregor của Viện Lowy ở Sydney nhận định.

Áp lực trong nước

Trong chính trường Trung Quốc hiện nay, khó có thể thấy một đối thủ chính trị trực tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình, hay bóng dáng một người kế nhiệm ông trong tương lai. Một trong những lý do chính dẫn đến điều này là tầm ảnh hưởng lớn của ông Tập. Tuy nhiên, cho đến nay sau hơn 7 năm cầm quyền, phái trước nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xuất hiện ngày càng nhiều những ý kiến hoài nghi.

Đó là những thế hệ sau của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các học giả nổi tiếng, hay các doanh nhân cảm thấy bó buộc trước các chính sách cứng rắn của ông Tập - tất cả đều đưa ra những ý kiến chỉ trích về các chính sách của ông Tập ở các diễn đàn công khai, các bài phát biểu, hay những bài viết được đăng tải trên mạng.

"Một điều kì lạ đang xảy ra ở Trung Quốc dưới thời ông Tập", nhà nghiên cứu Ian Johnson viết trên tạp chí New York Review of Books. Ở một thể chế mà ông Tập được coi có tầm ảnh hưởng gần như tuyệt đối, nhưng nay "đã có những người quyết định lên tiếng và đưa ra những chỉ trích mang tính nghiêm trọng nhất trong hơn 10 năm qua, và điều đáng nói là nó xảy ra ở một trong những thời điểm nhạy cảm nhất trong nhiều thập kỉ trở lại đây".

Kể từ giữa năm 2018, ông Tập đã phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều về chính sách kinh tế và ngoại giao. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện cho Mỹ và các nước khác gây sức ép lên Bắc Kinh trong nhiều vấn đề, từ thương mại, công nghệ, đến quân sự và các ảnh hưởng mang tính chiến lược ở khu vực Đông Á.

Đáng chú ý, vào năm ngoái, Trong một bình luận vào cuối năm ngoái liên quan tới chính sách ngoại giao và quân sự đầy tham vọng của Bắc Kinh hiện nay, ông Đặng Phác Phương - con trai cả của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình - mới đây đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh "giữ đầu óc tỉnh táo" và biết mình đang đứng ở đâu.

Dẫu cho sẽ khó xuất hiện một đối trọng đối với ông Tập trong chính quyền Trung Quốc, những yếu tố này sẽ tạo áp lực lên ông Tập.

Việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và tốc độ già hoá dân số có thể coi là một trong những lý do để ông Tập tiếp tục duy trì cách thức quản lý cứng rắn. Tuy nhiên, trong tương lai, những yếu tố này có thể sẽ gây ra tác dụng ngược. Điều này cũng đúng với chính sách của Trung Quốc trong việc thắt chặt chính sách tài khoá hiện nay.

Bắc Kinh có vẻ như đang sử dụng con bài kinh tế để giải quyết mọi vấn đề, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính cho những địa phương gặp khó khăn. Nhưng đây sẽ chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn.

Theo Minh Khôi

Trí thức trẻ

Trở lên trên