Thói quen ngủ "đục đẽo" sức khoẻ, nhiều người trẻ đang mắc
Hiện nay, không ít người trẻ thức rất khuya và ngủ bù vào ngày hôm sau. Thói quen ngủ này đang vô tình 'đục đẽo' sức khoẻ theo cách mà chúng ta không ngờ tới.
- 23-09-2023Một thói quen ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều cao và chỉ số IQ của trẻ, cha mẹ cần làm gì để thay đổi?
- 06-12-2021Bất kể nam nữ, có thói quen ngủ này mỗi ngày sức khỏe sẽ cảm ơn bạn không ngừng: Tuy nhiên, vẫn có 4 nhóm người tốt nhất không nên thử
- 28-07-20214 thói quen ngủ cực xấu, làm tăng nguy cơ tử vong nhưng nhiều người Việt lại lạm dụng, coi đó là cách để "bù đắp" cho sức khoẻ
Thói quen ngủ hại sức khỏe
BSCKII Đoàn Thị Huệ, Khoa Rối loạn tâm thần người già và Y học giấc ngủ, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể, có tính chất chu kỳ ngày đêm, trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại. Giấc ngủ giúp bộ não hoạt động bình thường.
Hiện nay, người trẻ có xu hướng làm việc nhiều vào ban đêm nên thức khuya. Thói quen đi ngủ muộn và sau đó ngủ 'nướng' vào sáng hôm sau sẽ làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể. Điều này chắc chắn sẽ để lại hậu quả về mặt thể chất và mặt tâm thần.
Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ kém chất lượng tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng, nổi bật trong số đó là mệt mỏi và giảm năng lượng, khó chịu và các vấn đề về tập trung. Khả năng đưa ra quyết định và trạng thái tâm thần (cảm xúc, nhận thức...) của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thiếu ngủ và ngủ quá nhiều có liên quan đến nhiều vấn đề bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim và tiểu đường.
ThS BS. Hoàng Đình Hữu Hạnh - Đơn vị rối loạn giấc ngủ, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cho biết nhịp sinh học của cơ thể con người là một chuỗi hình sin, lúc lên lúc xuống. Trong chuỗi hình sin này, mức thấp nhất của sinh lý học trong cơ thể con người là vào lúc 2h sáng. Lúc này, trí nhớ cũng như mọi hoạt động của cơ thể cần nghỉ ngơi.
Quãng thời gian ngủ là để cơ thể được nghỉ ngơi, hồi phục sức khoẻ, thể chất cũng như hồi phục về trí não. Về sinh lý học, một người trưởng thành nên ngủ từ 22h-23h tới 5h-6h sáng. Ngủ ngon giấc là khi thức dậy lúc 5h-6h sáng, cơ thể có cảm giác sảng khoái, tăng khả năng tập trung, làm việc hiệu quả. Trẻ sơ sinh phải ngủ đến 12 tiếng mỗi ngày, còn người trưởng thành thì ngủ trong 8 tiếng (cộng trừ 2 tiếng)/ngày.
Người có thói quen thức đến 2h sáng, tương tác với các thiết bị công nghệ như xem tivi, mạng xã hội, dùng các thiết bị điện tử thì mắt sẽ mỏi. Ngoài ra, các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi theo đúng nhịp độ sinh học sẽ dễ gây ra mỏi mệt.
Mẹo để có giấc ngủ ngon
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Hường, Khoa Rối loạn tâm thần người già và Y học giấc ngủ, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết để có một giấc ngủ chất lượng, cần phải vệ sinh giấc ngủ. Lưu ý không gian phòng ngủ phải sạch sẽ, thoải mái. Không dùng phòng ngủ để ăn uống, làm việc, xem ti vi, điện thoại.
Về ăn uống, mọi người cần lưu ý không ăn quá no, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán. Do những loại đồ ăn này thường gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu, khó đi vào giấc ngủ.
"Tránh hoặc loại bỏ các tác nhân gây kích thích như trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá. Lưu ý tắt các thiết bị điện thoại, điện tử trước khi đi ngủ. Để có một giấc ngủ ngon, trước giờ ngủ có thể thư giãn bằng các bài thiền, vận động nhẹ nhàng. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì về giấc ngủ, cần phải đi khám sớm", thạc sĩ Hường nói.
Phụ nữ số