MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thói quen như con dao 2 lưỡi, giúp bạn thành công nhưng cũng có thể khiến bạn căng thẳng: 3 điều cần biết để thói quen không trở thành "kẻ thù"

07-12-2020 - 20:04 PM | Sống

Thói quen không phải lúc nào cũng mang lại một công việc hiệu quả, thậm chí còn là “kẻ thù” của bạn. Vì vậy, đây là 3 lời khuyên hữu ích để bạn có thể hoàn thiện và thay đổi thói quen của mình để có được thành công.

Có rất nhiều người cho rằng, nếu họ có một thói quen tốt và cố gắng duy trì nó thì sẽ có một cuộc sống tốt hơn. Tôi cũng từng suy nghĩ và có những thói quen cho riêng mình. Ví dụ: “Tôi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy vào khoảng 5 giờ sáng. Tôi sẽ tập thể dục, pha 1 tách cà phê, viết nhật ký rồi ngồi thiền trong khoảng 1 giờ sau đó. Tiếp đến, tôi đi tắm, đến cửa hàng tạp hóa gần đó để mua sữa và bắt đầu 1 ngày làm việc mới”. Nghe tưởng chừng đó là những thói quen tốt, giúp cho tôi có thể sắp xếp công việc của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy.

Trong chuỗi hoạt động theo thói quen của tôi, nếu có ai làm gián đoạn nó như gọi điện thoại cho tôi, nhờ tôi đi mua đồ… cũng sẽ làm tôi lo lắng, tức giận vì chu trình hoạt động của tôi sẽ bị nhồi nhét thêm những thứ không hề có trong kế hoạch. Chính vì vậy, những lúc ấy, thói quen tưởng chừng tốt của tôi đã trở thành “con dao 2 lưỡi” – khiến cho tôi nổi giận với chính mình, với người thân xung quanh.

Qua đó, tôi sẽ chia sẻ với bạn những vấn đề liên quan đến thói quen và làm thế nào để biến thói quen là “bạn tốt”, chứ không phải “kẻ thù”.

1. Thói quen sẽ phá vỡ khả năng ứng phó của bạn trước thử thách

Thói quen như con dao 2 lưỡi, giúp bạn thành công nhưng cũng có thể khiến bạn căng thẳng: 3 điều cần biết để thói quen không trở thành kẻ thù - Ảnh 1.

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những thói quen cũng như nghi lễ thiêng liêng được lặp đi lặp lại trong cuộc đời của nhiều nhà văn, vận động viên… Ví dụ, Russel Westbrook – cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp, thường bắt đầu khởi động đúng trước 3 giờ trước khi vào trận đấu. Sau khi hoàn thành việc đó, anh ấy đến thăm nhà nguyện ở đấu trường trước 1 giờ trước khi bắt đầu trận đấu diễn ra. Bên cạnh đó, anh ấy sẽ ăn bánh mì bơ, nướng, cùng thạch dâu tây và bơ đậu phộng béo ngậy. Đặc biệt, món ăn này phải được cắt theo đường chéo. Đúng 6 phút 17 giây trước trận đấu, anh ấy bắt đầu bài tập khởi động cuối cùng. 

Trên hết, anh ấy đứng ở sân tập 3, gọi điện cho bố mẹ và mang những đôi giày khác nhau để luyện tập, thi đấu. Đối với tôi, nghi lễ của Russel Westbrook được sắp xếp một cách nghiêm ngặt và cẩn thận và có vẻ như sau mỗi lần thực hiện chuỗi hoạt động theo thói quen này, Westbrook đã nhận được rất nhiều sức mạnh.

Đương nhiên, theo nhiều quan điểm, nghi thức trước khi thi đấu của Westbrook có thể mang lại cho anh ấy cảm giác mọi thứ đều trong vòng kiểm soát. Tuy nhiên, nếu thói quen này của anh ấy không thể thực hiện trước trận đấu thì sao? Hãy thử suy nghĩ, nếu không có ai làm bánh cho anh ấy hay là nhà nguyện ở đấu trường bị đóng cửa,… thì anh ấy sẽ làm gì? Nếu anh ấy quá phụ thuộc vào thói quen của mình, anh ấy sẽ bắt đầu nghi ngờ bản thân và coi mọi thứ đang không diễn ra suôn sẻ kia là một điềm xấu và không thể chơi tốt. 

Điều đó tương tự như việc, nếu không đi theo chuỗi thói quen, nghi thức của mình, anh ấy sẽ bị gieo vào tâm trí mình sự nghi ngờ, tức giận, thất vọng và đem lại hiệu quả kém cho trận đấu. Vậy thì làm sao để có thể bảo vệ bản thân nếu thói quen, nghi thức ấy bị gián đoạn, hoặc không thể thực hiện được?

2. Linh hoạt các thói quen và nghi thức

Bruce Lee từng nói: “Nếu bạn làm theo các khuôn mẫu cổ điển, bạn chỉ đang hiểu thói quen, truyền thống đó chứ bạn không hiểu chính mình muốn gì”.

Cách thoát khỏi thói quen và giữ được tinh thần luôn luôn được tốt chính là hãy linh hoạt trong bất kể việc gì bạn đang làm gì. Nếu bạn tập trung vào một thói quen, bạn sẽ bị đóng khung trong một không gian chật hẹp, khắc khổ. Mặc dù sự khắc khổ này có thể là tốt, nhưng nó khiến bạn không thể thích nghi với các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc đời bạn.

Hãy luyện tập và linh hoạt thay đổi thói quen của mình trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, nếu hôm đó bạn đi làm về mệt, không thể tập thể dục theo lịch trình như bình thường, đừng cố gắng tập luyện vì điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho bạn.

3. Hãy phát triển những thói quen thay thế

Thói quen như con dao 2 lưỡi, giúp bạn thành công nhưng cũng có thể khiến bạn căng thẳng: 3 điều cần biết để thói quen không trở thành kẻ thù - Ảnh 2.

Hãy suy nghĩ về các tình huống khác nhau mà bạn có thể gặp phải và phát triển các thói quen thay thế. Ví dụ, tôi có các thói quen viết khác nhau cho các ngày trong tuần và cuối tuần. Cuối tuần cho phép tôi có nhiều thời gian viết hơn.

Bạn cần phải có một số hình thức khác nhau để thực hiện của mình. Ví dụ: bạn có thể đưa ra một số lựa chọn như tôi là nên viết bài trước khi ăn hay sau khi ăn, váo sáng hoặc tối,… tùy vào công việc của mình. Tuy nhiên, dù là đặt ra các thói quen như vậy nhưng bạn đừng quá khắt khe với bạn thân mình là phải hoàn thành chính xác mà hãy thả lỏng bản thân mình. Chia nhỏ thói quen của bạn thành các bài tập và chuyển đổi mọi thứ để xem bản thân mình có thấy phù hợp không. Đây là hai ví dụ từ cuộc sống của tôi.

Thứ nhất là ngồi thiền. Thay vì ngồi thiền vào buổi tối, tôi thường thiền vào các buổi chiều để cảm thấy hoàn toàn thoải mái và thư giãn trong thời gian biểu của mình. Việc lựa chọn các buổi chiều để thiền giúp cho tôi tránh được những tình huống công việc xảy ra bất ngờ vào buổi tối cũng như có nhiều thời gian bên cạnh gia đình hơn.

Thứ hai, tránh làm việc “nông”. Làm việc “nông” (Shallow work) là những kiểu công việc có tính logic, lặp đi lặp lại, không đòi hỏi sự tập trung cao độ. Tôi có gần 1-2 giờ làm việc “nông” mỗi ngày. Điều này bao gồm kiểm tra email, tin nhắn, trả lời các bình luận trên mạng xã hội, lướt tin... Công việc này mất khá nhiều thời gian và nó giống như một vòng tuần hoàn không hồi kết và khiến tôi thường cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày. Vì vậy, tôi đã thay đổi thói quen này và cố gắng hoàn thành công việc này của mình một cách tập trung nhất khi làm việc.

Thay đổi thói quen giúp bạn yên tâm và linh hoạt hơn trong cuộc sống. Vì chúng ta không biết tương lai sẽ như thế nào nên hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần với tư duy linh hoạt để đối phó với các tình huống trong cuộc đời.

*Theo Shivendra Misra - tác giả cuốn sách Bend Reality - cuốn sách về chủ đề đổi mới bản thân và làm chủ cuộc sống, thuộc top bán chạy trên Amazon.

Lưu Ly

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên