MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thói quen sai lầm này là "ngòi nổ" khiến trẻ ngày càng nổi loạn và khó bảo, phụ huynh nào cũng từng mắc phải

29-11-2021 - 22:16 PM | Sống

Nhất là đối với những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, từng câu từng chữ bố mẹ nói, cách họ phản ứng khi con có hành vi chưa đúng hoặc phạm phải sai lầm là cực kỳ quan trọng.

Hãy tưởng tượng, khi bạn rẽ nhầm đường và bị lạc, điều bạn mong đợi nhất chính là có ai đó chỉ cho bạn một hướng đi rõ ràng. Khi bạn làm một việc gì đó thất bại, bạn chỉ hy vọng có người nào đó chỉ ra bạn đã làm sai những gì để bạn nhận ra được bản thân phải thay đổi như thế nào.

Rõ ràng trong cả hai trường hợp, bạn không cần bất cứ lời chỉ trích nào cả. Nếu có, chúng chỉ mang đến sự khó chịu, thậm chí là cảm giác tức giận chứ không có tác dụng xây dựng tích cực.

Thói quen sai lầm này là ngòi nổ khiến trẻ ngày càng nổi loạn và khó bảo, phụ huynh nào cũng từng mắc phải - Ảnh 1.

Trong việc giáo dục con cái cũng vậy, phải nuôi dạy con rồi, chúng ta mới cảm nhận được sâu sắc nhất rằng, hầu hết những lời chỉ trích của phụ huynh đối với con cái đều là vô ích và có thể đem đến các tác động tiêu cực đối với trẻ.

Nhất là đối với những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, từng câu từng chữ bố mẹ nói, cách họ phản ứng khi con có hành vi chưa đúng hoặc phạm phải sai lầm là cực kỳ quan trọng.

Có thể nói, rất nhiều bậc làm cha làm mẹ, không ít thì nhiều cũng đã từng mắc phải thói quen sai lầm này: Khi con mắc lỗi, làm sai, gặp thất bại hay khó khăn, điều đầu tiên họ làm không phải là xoa dịu cảm xúc, tìm hiểu nguyên nhân để giúp con sửa sai mà chỉ chăm chăm vào việc chỉ trích, mắng mỏ con. Họ nghĩ rằng dạy dỗ khi con làm sai là cách tốt nhất để con có thể sửa sai nhưng họ không hề nhận ra rằng, lời chỉ trích của mình là hoàn toàn vô dụng và chỉ mang đến hậu quả tai hại.

Thói quen sai lầm này là ngòi nổ khiến trẻ ngày càng nổi loạn và khó bảo, phụ huynh nào cũng từng mắc phải - Ảnh 2.

Trẻ em thường xuyên bị bố mẹ chỉ trích, chúng sẽ học cách đánh giá thấp bản thân và tự cho tất cả mọi thứ là lỗi của mình, trẻ luôn cảm thấy nghi ngờ về giá trị của chính mình nhưng lại quá coi trọng ý kiến của người khác, trẻ dần hình thành sự tự ti, có khi là thái độ thù ghét đối với cuộc sống của chính mình và của những người xung quanh...

Lời phê bình hữu ích và không hữu ích

Chỉ những lời phê bình mang tính xây dựng mới có thể giúp cho trẻ nhận ra sai lầm, khuyết điểm để tự sửa chữa. Đó chính là những lời phê bình hữu ích. Chức năng chính của chúng là để chỉ ra cho trẻ những gì chúng cần phải làm, phải thay đổi. Lời phê bình hữu ích từ bố mẹ sẽ không bao giờ tấn công vào lòng tin, tính cách, ngoại hình hay tố chất của một đứa trẻ.

Ngược lại, những lời phê bình chỉ trích mang tính tiêu cực thường sẽ là lời chỉ trích nhắm vào các khuyết điểm của đứa trẻ, "dán nhãn" cho đứa trẻ bằng những tính từ mang hàm ý xem thường và bác bỏ giá trị của trẻ.

Việc chỉ trích nhân cách và tính cách có thể khiến một thiếu niên cảm thấy tiêu cực về bản thân. Việc lạm dụng tính từ để tấn công trẻ là một sự xúc phạm, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại, tàn phá nghiêm trọng lòng tự tin và tự trọng của trẻ.

Thói quen sai lầm này là ngòi nổ khiến trẻ ngày càng nổi loạn và khó bảo, phụ huynh nào cũng từng mắc phải - Ảnh 3.

Ví dụ khi chúng ta nói rằng con mình "ngớ ngẩn", "ngu ngốc" hoặc "xấu xí", cơ thể và tâm trí của trẻ sẽ phản ứng. Con có thể sẽ đáp lại bằng sự phẫn uất, tức giận và những hành động tồi tệ hơn. Sau đó, đứa trẻ có thể cảm thấy tội lỗi vì sự ngang ngược của mình và cố tình làm điều gì đó vô lý để khiến bản thân bị trừng phạt.

Hành vi kỳ lạ của trẻ có thể dẫn đến một chu kỳ chỉ trích, trừng phạt và trả thù khác. Như vậy, một chuỗi phản ứng sẽ làm cuộc sống gia đình trở thành một cực hình.

Nếu trẻ luôn bị bố mẹ gọi là "ngu ngốc", "kém cỏi"... dần dà trẻ có thể chấp nhận những thứ này như một sự thật về bản thân. Trẻ có khả năng từ bỏ việc theo đuổi kiến thức để tránh cảm giác xấu hổ vì bị chế giễu.

Cảm giác an toàn của trẻ lúc này phụ thuộc vào việc không cần cố gắng. Ở trường, trẻ không bao giờ chủ động học tập, tham gia hoạt động lớp. Trẻ sẽ bỏ qua các bài kiểm tra, không làm bài tập về nhà và sẽ bị ốm trước kỳ thi cuối cùng. Trẻ có thể luôn tuân theo một chân lý vô cùng sai lầm: "Nếu tôi không cố gắng, tôi sẽ không thất bại".

Bố mẹ thông minh sẽ không bao giờ chỉ trích khi con phạm sai lầm

Nhiều người trong chúng ta phải rút ra một bài học quan trọng: Khi một vấn đề nảy sinh, đó không phải là thời điểm thích hợp để nói về tính cách hay bản lĩnh của trẻ. Cũng giống như khi một người đuối nước, đó không phải là lúc dạy anh ta học bơi hay chỉ trích anh ta không biết bơi mà phải cứu người đầu tiên.

Thói quen sai lầm này là ngòi nổ khiến trẻ ngày càng nổi loạn và khó bảo, phụ huynh nào cũng từng mắc phải - Ảnh 4.

Trong nhiều gia đình, việc hình thành xung đột giữa cha mẹ và con cái là một quá trình diễn ra thường xuyên. Khi con làm hoặc nói điều gì đó mà bố mẹ không chấp nhận được, họ đáp trả bằng hành vi ngược đãi bằng lời nhiếc móc, đe dọa hoặc trừng phạt, cuối cùng chỉ khiến đứa trẻ phản ứng tệ hơn.

Từ một vấn đề nhỏ trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, mọi thứ trong quá trình mâu thuẫn này - ngay từ đầu là xung đột bằng lời nói - là không cần thiết. Những lời chỉ trích gay gắt của phụ huynh chỉ làm cho con cái ngày càng ngỗ ngược và khó bảo chứ không thể dẫn đến hành vi phù hợp hơn.

(Nguồn: Toutiao)


Theo Song Kỳ

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên