Ai để nhà máy nghìn tỉ thành nơi chăn bò?
Nhà máy quy mô nghìn tỉ ở Vũng Áng, Hà Tĩnh thành nơi chăn bò thì phải làm rõ nguyên nhân chủ quan về quy hoạch sản xuất, sắt thép của cả nước, của từng địa phương, trách nhiệm cơ quan thẩm định đầu tư.
- 23-05-2015Sắp khai tử nhà máy thép nghìn tỷ bỏ hoang ở Vũng Áng
- 25-08-2014Nghịch lý nhà máy nước 20 tỷ bỏ hoang cạnh khu dân cư thiếu nước
- 21-08-2014Dân thiếu nước sạch, nhà máy nước hàng tỷ đồng bỏ hoang
- 03-01-2013Nhà máy bia trăm tỷ phá sản, ‘đất vàng’ bỏ hoang
Trao đổi với chúng tôi, ĐBQH Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực UB Tài chính - Ngân sách QH nhận định, những dự án đầu tư dở dang rồi bỏ hoang phản ánh tình trạng lãng phí lớn đối với tiền của dân, của nhà nước, của DN.
Theo ông, nguyên nhân dẫn việc một dự án từng được xem làm biểu tượng thu hút đầu tư của Hà Tĩnh nay lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều ngân hàng là gì?
Nguyên nhân bắt đầu từ chủ trương quyết định đầu tư. Do chủ trương và quyết định đầu tư sai dẫn đến công trình dự án đầu tư dở dang.
Thậm chí đầu tư hoàn thành rồi nhưng sản xuất một thời gian ngắn phải đóng cửa vì dự báo thị trường, cung cầu, các mặt khác không ổn dẫn đến càng sản xuất càng lỗ. Do đó dẫn đến phải tự đóng cửa.
Trước hết phải rà soát lại chủ trương đầu tư, đặc biệt là quyết định đầu tư và trên cơ sở dự báo về thị trường một cách xác thực, dự kiến, dự báo về các lĩnh vực một cách xác thực với bối cảnh KTXH trong tương lai.
Nhất là những chủ trương lớn phải dự báo trung, dài hạn vì đầu đầu tư lớn thì thơi gian dài và nguồn vốn đầu tư rất lớn. Một vấn đề nữa là đầu tư của DN kém hiệu quả thì họ phải chịu, phải phá sản nhưng làm cho nợ xấu tăng.
Quyết định đầu tư của địa phương thế nào?
Dù là một dự án của DN nhưng như ông nói, việc một dự án kém hiệu quả không chỉ làm tốn kém tiền của của chính DN mà còn làm lãng phí nguồn lực xã hội và để lại gánh nặng nợ xấu cho các ngân hàng. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai?
Tôi cho rằng phải xác định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư. Người quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về đời sống của dự án đó chứ không thể nào cứ chạy theo nhiệm kì, thành tích rồi đầu tư công trình này, công trình kia.
Tương lai có khả năng thu hồi vốn hay không, có khả năng bảo toàn vốn được không cần phải làm rõ và có chế tài cụ thể thì mới ngăn chặn được tình trạng này. Bên cạnh đó, phải xem xét trách nhiệm cơ quan thẩm định, quyết định đầu tư
Vậy để ngăn chặn tình trạng này tái diễn thì cần phải làm gì?
Để ngăn chặn tình trạng này cùng với việc xác định rõ trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư thì phải rà soát lại kế hoạch chung về chủ trương, quyết định đầu tư của địa phương ấy như thế nào.
Nhà máy thép ở Vũng Áng có quyết định đầu tư vào giai đoạn trước (từ năm 2008) dựa trên dự báo tương lai.
Nhưng thực tế KTXH giai đoạn diễn biến sau đó có những biến động, khó khăn, đặc biệt từ 2011, khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là nợ công từ châu Âu lan ra một loạt các nước cho đến giờ dấu hiệu suy thoái vẫn còn, chưa phục hồi, chưa khắc phục được vấn đề nợ công…
Trong nước, kinh tế VN tăng trưởng không đạt kế hoạch mấy năm liền và chậm so thời kì trước.
Do vậy dẫn đến một dự án của DN đầu tư khi kinh tế đang lên nhưng đến khi khánh thành thì kinh tế suy thoái dẫn đến khó khăn.
Vụ việc cũng cần phân tích nguyên nhân chủ quan về quy hoạch sản xuất, sắt thép của cả nước, của từng địa phương, dự báo thị trường, trách nhiệm của cơ quan thẩm định, của cơ quan quyết định đầu tư xem có yếu tố nào làm không đúng quy trình.