MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Tài chính giải quyết tranh chấp vay, nợ quốc tế

17-01-2014 - 08:29 AM | Xã hội

Bộ Tài chính sẽ là cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam liên quan đến khoản vay, nợ của Chính phủ.

Nội dung này vừa được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 04/2014/ QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Theo đó, Quyết định ghi rõ, Bộ Tài chính sẽ là nơi tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến việc khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài; Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện và với trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.

Quyết định cũng nêu, Bộ Tư pháp là cơ quan đại diện pháp lý chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam trên cơ sở hiệp định bảo hộ đầu tư.

Theo đó, cơ quan đại diện pháp lý sẽ làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam.

Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê theo quy định tại Quy chế này tư vấn cho cơ quan chủ trì các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.

 Hỗ trợ cơ quan chủ trì thuê luật sư giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể…

Trong trường hợp có hai hoặc nhiều hơn hai cơ quan nhà nước của Việt Nam là cơ quan bị kiện trong một vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể thì các cơ quan này phải thống nhất để một trong các cơ quan này là cơ quan chủ trì.

Quyết định nêu rõ, cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) xây dựng, hoàn thiện các bản tự bảo vệ, tài liệu nộp trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền theo quy trình tố tụng giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.

Khi nộp các bản tự bảo vệ cho trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền, cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi một bản sao đến Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 3/3/2014.

Hiện vấn đề nợ Chính phủ đang được giới chuyên môn dành nhiều sự quan tâm bởi con số ở mức đáng cảnh báo.

Theo Quyền Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý (Đại học Kinh tế Quốc dân), TS. Phạm Thế Anh: Nếu loại trừ phần cụ thể đã được Chính phủ bảo lãnh (5,17% GDP trong nợ công nước ngoài và 6,5% GDP trong nợ công trong nước) thì vẫn còn tới khoảng 40,9% GDP nợ của doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh.

“Do vậy, nếu cộng cả số này cùng với nợ đọng trong xây dựng cơ bản vào con số công bố chính thức thì nợ công Việt Nam hiện nay sẽ lên tới xấp xỉ 98,2% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn là 65% GDP được khuyến cáo phổ biến bởi các tổ chức quốc tế", vị chuyên gia nói.

Theo Bích Ngọc

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên