MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chế độ lao động của thuyền viên tàu biển

26-12-2014 - 09:46 AM | Xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển.

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thuyền viên, chủ tàu, các tổ chức, cá nhân có liên quan; hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam.

Nghị định quy định chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam gồm: Hợp đồng lao động thuyền viên; tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết; hồi hương; thực phẩm và nước uống; chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên trên tàu và trên bờ; trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp;...

Trong đó, về hợp đồng lao động thuyền viên, trước khi làm việc trên tàu biển, chủ tàu và thuyền viên phải ký hợp đồng lao động thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động thuyền viên thì ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện thực hiện. Việc ký kết, ủy quyền, thực hiện lao động thuyền viên theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định này và văn bản có liên quan.

Ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ Luật lao động, hợp đồng lao động thuyền viên phải có thêm các nội dung: Việc hồi hương của thuyền viên; bảo hiểm tai nại; tiền thanh toán nghỉ hằng năm; điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động thuyền viên.

Hợp đồng lao động thuyền viên, các phụ lục, tài liệu liên quan được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có giá trị pháp lý như nhau.

Thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp, chủ tàu có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả gồm điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu đến khi thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là mãn tính.

Bên cạnh đó, trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị; thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian đi tàu.

Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp: Bị thương xảy ra ngoài thời gian đi tàu; bị thương, bị ốm do hành vi cố ý của thuyền viên.

>>>Ký hợp đồng lao động 1 tháng cũng phải đóng BHXH

cucpth

Theo Chinhphu.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên