Có nên lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội?
Do còn nhiều ý kiến khác nhau, vấn đề Quỹ phát triển nhà ở xã hội sẽ được đưa ra để xin ý kiến các đại biểu Quốc hội.
Sáng nay 24/10, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII nghe Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi).
Trong đó có vấn đề “phát triển nhà ở xã hội” đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau, sẽ được đưa ra để các đại biểu Quốc hội thảo luận, chốt phương án.
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này của Bộ Xây dựng, có 3 quan điểm về chính sách cho nhà ở xã hội như sau: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, Nhà nước cần giữ vai trò chính trong phát triển nhà ở xã hội. Luồng ý kiến thứ hai đề nghị việc xây dựng nhà ở xã hội là trách nhiệm của nhân dân, còn Nhà nước chỉ thực hiện hỗ trợ tạo điều kiện. Luồng ý kiến thứ ba đề nghị cần có cơ chế, giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Về vấn đề này, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã có kết luận, đối với việc phát triển loại hình nhà ở xã hội thì mức giá được xác định chặt chẽ, mức lợi nhuận được khống chế, thu hồi vốn chậm, do đó cần huy động nguồn lực lớn từ các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, dự thảo Luật đã quy định việc phát triển nhà ở xã hội phải có sự tham gia của toàn xã hội, của cộng đồng, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ chế, chính sách, điều kiện hỗ trợ.
Nhằm thực hiện tốt hơn yêu cầu bảo đảm quyền có chỗ ở của người dân đã được Hiến pháp quy định, trên cơ sở tiếp thu ý kiến ĐBQH, Cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị bổ sung các quy định về cơ chế ưu đãi, khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê; quy định rõ hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động thuê, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên thuê; quy định chặt chẽ về điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Về vấn đề Quỹ phát triển nhà ở xã hội, còn 2 luồng ý kiến: Luồng ý kiến thứ nhất không tán thành việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội. Luồng ý kiến thứ hai tán thành với quy định về việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội, nhưng cần quy định rõ hơn về mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của tổ chức tài chính nhà nước này.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã cho thiết kế hai phương án về Quỹ phát triển nhà ở xã hội như trong dự thảo Luật để xin ý kiến các ĐBQH.
>>>Người dân có quyền sở hữu nhà ở khi giao dịch mua bán kể từ thời điểm nào?
Trong đó có vấn đề “phát triển nhà ở xã hội” đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau, sẽ được đưa ra để các đại biểu Quốc hội thảo luận, chốt phương án.
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này của Bộ Xây dựng, có 3 quan điểm về chính sách cho nhà ở xã hội như sau: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, Nhà nước cần giữ vai trò chính trong phát triển nhà ở xã hội. Luồng ý kiến thứ hai đề nghị việc xây dựng nhà ở xã hội là trách nhiệm của nhân dân, còn Nhà nước chỉ thực hiện hỗ trợ tạo điều kiện. Luồng ý kiến thứ ba đề nghị cần có cơ chế, giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Về vấn đề này, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã có kết luận, đối với việc phát triển loại hình nhà ở xã hội thì mức giá được xác định chặt chẽ, mức lợi nhuận được khống chế, thu hồi vốn chậm, do đó cần huy động nguồn lực lớn từ các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, dự thảo Luật đã quy định việc phát triển nhà ở xã hội phải có sự tham gia của toàn xã hội, của cộng đồng, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ chế, chính sách, điều kiện hỗ trợ.
Nhằm thực hiện tốt hơn yêu cầu bảo đảm quyền có chỗ ở của người dân đã được Hiến pháp quy định, trên cơ sở tiếp thu ý kiến ĐBQH, Cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị bổ sung các quy định về cơ chế ưu đãi, khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê; quy định rõ hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động thuê, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên thuê; quy định chặt chẽ về điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Về vấn đề Quỹ phát triển nhà ở xã hội, còn 2 luồng ý kiến: Luồng ý kiến thứ nhất không tán thành việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội. Luồng ý kiến thứ hai tán thành với quy định về việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội, nhưng cần quy định rõ hơn về mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của tổ chức tài chính nhà nước này.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã cho thiết kế hai phương án về Quỹ phát triển nhà ở xã hội như trong dự thảo Luật để xin ý kiến các ĐBQH.
>>>Người dân có quyền sở hữu nhà ở khi giao dịch mua bán kể từ thời điểm nào?
Hà Phương
Theo Infonet
Theo Infonet