Đã có danh sách Ban chỉ đạo cải cách hành chính
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm Trưởng ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh làm phó ban.
Danh sáchthành viên của Ban chỉđạo vừađượcThủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký tạiQuyết định số 586/QĐ-Ttg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Quyết định phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ được quy định tại Quyết định số 442/QĐ-Ttg ngày 28/3 của Thủ tướng Chính phủ gồm 30 thành viên.
Công cuộc cải cách hành chính được đánh giá là nỗ lực quyết tâm cao của Chính phủ trong hơn 10 năm qua.
Dù nền hành chính bước đầu đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, song ở một góc nhìn khác PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia: ‘Chúng ta đang nỗ lực cải cách hành chính nhưng kết quả của 10 năm qua coi như thất bại và công cuộc đào tạo, cải cách chất lượng công chức đang bị lệch mục tiêu’.
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cho biết: ông hiểu quá rõ về chất lượng đội ngũ công chức hiện nay. ‘Khi chấm thi, hỏi vấn đáp tôi thấy rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức như thế nào và kiến thức họ ra sao’, TS Nguyễn Hữu Tri nói.
TS Tri còn nêu một thực tế, tình trạng bộ máy của chúng ta cứ thấp dần đều. Lý do là vì tâm lý một ông trưởng phòng sẽ không bao giờ chọn một ông phó giỏi hơn mình. Tương tự, ông phó phòng lại chọn người dưới quyền kém hơn mình nữa. Như vậy nếu lên sơ đồ thì sẽ thấy chất lượng cứ giảm dần. ‘Cứ tình trạng này thì chỉ số năng lực cạnh tranh tụt còn là nhẹ’, TS Tri thẳng thắn.
Trong suốt 10 năm qua, mọi nỗ lực được tập trung để cái cách hành chính, cải cách bộ máy nhằm tạo ra một môi trường làm việc tốt song giới chuyên môn cho rằng:10 năm cải cách vừa rồi coi như là thất bại. Nếu không rút kinh nghiệm với cách tư duy khác sẽ ngày càng tốn kém lãng phí.
GS Tri cho rằng, phải đi vào chuyên môn hóa mới đào tạo được đội ngũ công chức. Muốn hài lòng về đội ngũ công chức phải chuyên môn hóa nghề nghiệp của họ, các thao tác phải rất chuẩn, nhanh, không mất thì giờ. Để làm được như vậy phải đào tạo đội ngũ công chức theo cách khác chứ không phải đào tạo chính trị trong tỷ lệ lương ngạch như hiện nay.
‘Đạo tạo công chức hiện nay đang bị lệch mục tiêu vì chạy theo giáo dục cử nhân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Đây là đào tạo của giáo dục quốc dân chứ không phải của công chức. Nếu đúng đào tạo công chức phải đạo tạo theo vị trí bố trí việc làm của họ. Không nên để tình trạng vào công chức rồi lấy tiền thuế của dân đi học thạc sĩ, tiến sĩ để rồi ngay chính nghiệp vụ chuyên môn lại không hoàn thành’, ông Tri nói.
Trên thực tế những cán bộ được tuyển vào công chức nhà nước tức là phải qua các trường đại học rồi. ‘Đã là cử nhân thì không có lý gì lại lấy tiền của nhà nước đi học. Thế nhưng hiện điều này đang trở thành phong trào, lãng phí, tốn kém mà không đáp ứng được công tác cải cách hành chính’ TS Tri bày tỏ.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Na cũng nhận định: Nếu nhìn cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Nhà nước Việt Nam thực hiện, bao gồm cải cách hành chính nói chung, thì cải cách thủ tục hành chính chúng ta đã làm được một số việc.
Tuy nhiên, cơ chế một cửa tại một số địa phương còn thực hiện mang tính hình thức.
"Vẫn còn nhiều nơi nói thực hiện cơ chế một cửa nhưng một cửa có nhiều khóa, hay nhiều ngách. Nhiều nơi cử người ra tiếp đón một cửa không phải là có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc nên chỉ là một cửa để tiếp nhận hồ sơ. Như vậy là sai bản chất của một cửa. Chính cách làm này khiến cho người dân phải đi lại nhiều lần, tốn kém và mang tính chất đối phó", Luật sư Trần Hữu Huỳnh nói.
Theo Bích Ngọc