MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đường cao tốc đắt vì quản lý kém!

07-05-2015 - 09:20 AM | Xã hội

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng các dự án đường cao tốc ở Việt Nam nếu quản lý tốt các khâu từ thiết kế, thẩm định, đấu thầu, thi công... sẽ tiết kiệm được hàng triệu USD cho mỗi km

Ông Nguyễn Xuân Thành
Ông Nguyễn Xuân Thành
Giảng viên Chính sách Công- Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Nhà nghiên cứu của Viện Rajawali về Châu Á tại Trường Harvard Kennedy
24 bài viết

- Nhiều ý kiến nói xây đường cao tốc ở Việt Nam có chi phí thuộc hàng cao nhất thế giới. Ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Chi phí làm một con đường cao tốc thuần ở các nước bình quân 7-8 triệu USD/km. Còn ở Việt Nam, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây 13,5 triệu USD/km (nếu tính cả chi phí xây dựng cầu, đền bù giải tỏa lên tới 18,3 triệu USD/km); cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 10,7 triệu USD/km; cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa 12,6 triệu USD/km.


Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có chi phí đầu tư cao gấp đôi cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Anh Quân

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có chi phí đầu tư cao gấp đôi cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Anh Quân

Còn đường trên cao (cầu cạn), ở Việt Nam chỉ riêng chi phí xây dựng khoảng 16 triệu USD/km. Ở nước ngoài, nơi rẻ nhất chỉ khoảng 10 triệu USD/km và cao nhất 16 triệu USD/km. Các dự án cao tốc trong nước luôn nằm trong nhóm có chi phí đầu tư cao và nếu tính tổng mức đầu tư thì con số này càng không nhỏ.

25,8 triệu USD là chi phí đầu tư một km đường cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng là quá cao?

- Chủ đầu tư là Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nói chỉ nhìn vào con số này mà bảo cao thì chưa đầy đủ. Họ nói do phải xây 2 cầu dây văng vượt sông lớn, xây 8 nút giao cắt nên tổng chi phí bị đẩy lên. Cụ thể, có 2 cầu dây văng lớn là cầu Bình Khánh, cầu Phước Khánh vượt sông Lòng Tàu và Soài Rạp cùng hàng chục cầu cạn… với chiều dài 28,8 km (trong tổng chiều dài 57 km của toàn tuyến cao tốc) thì riêng chi phí xây dựng ước tính là 705 triệu USD.

Vấn đề là phải xem chi phí xây cầu như vậy có đắt không? Tổng cộng chi phí xây 2 cầu này là 175 triệu USD, tính ra mỗi km tốn đến 100 triệu USD. Đó là chưa nói chi phí xây dựng quãng đường còn lại 28,3 km có suất đầu tư 7,6 triệu USD/km cũng ở mức cao so với các nước. Những con số này mới chỉ ước tính ban đầu.

Vừa rồi, VEC tổ chức đấu thầu cạnh tranh gồm các nhà thầu quốc tế gói thầu dài 19 km nhưng bất ngờ là giá trúng thầu đã giảm 25%-30% so với giá dự tính, điều này có ý nghĩa gì, thưa ông?

- Cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng cộng 8 gói thầu với tổng chi phí xây dựng 920 triệu USD (trong tổng mức đầu tư 1,6 tỉ USD). Vừa rồi khởi công và đấu thầu 3 gói đầu tiên dài 19 km thì mức trúng thầu giảm từ 25%-30%. Thông tin này rất tích cực cho dự án, cho thấy nếu anh đầu tư một dự án được thẩm định tốt trong quá trình chuẩn bị, triển khai tốt, các nhà thầu quốc tế được đấu thầu cạnh tranh thì giá trúng thầu sẽ giảm khoảng 30%. Ngược lại, nếu anh chỉ định thầu hoặc đấu thầu nhưng không cạnh tranh thì giá sẽ bằng dự toán ban đầu và không thể tiết kiệm được con số 30%.

Cụ thể, với mức giảm 30% trong tổng suất đầu tư 255 triệu USD, sẽ tiết kiệm được 4 triệu USD/km. Mức chi phí xây dựng 5 triệu USD/km có thể tăng lên 7-8 triệu USD/km chỉ do khác nhau về cơ chế quản lý…

Trong những dự án cao tốc ông nghiên cứu, khâu nào bị đội chi phí lên cao nhất?

- Gần như tất cả các khâu đều bị đội vốn lên cao. Dẫn chứng là chỉ riêng khâu chi phí xây dựng ở trên, nếu quản lý tốt sẽ giảm được hàng triệu USD/km.

Gánh nặng ngân sách và nợ công từ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ ra sao?

- Vốn đối ứng lấy từ ngân sách nhà nước cho dự án này là 337 triệu USD, vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 636 triệu USD và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) 635 triệu USD. Khoản vay từ ngân sách coi như cho không để làm dự án.

Riêng 2 khoản vay của ADB và JICA hơn 1,2 tỉ USD là nợ công, với lãi suất cho khoản vay của JICA là 1,4%/năm và khoản vay của ADB từ 2,2%-2,3%/năm. Khoản vay này sẽ không làm tăng gánh nặng nợ công vì lấy nguồn thu phí để trả. Có điều, khả năng hoàn vốn trả cho nước ngoài từ việc thu phí phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc này trong tương lai lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Chi phí dự phòng quá khủng!

Cứ mỗi một km trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, chi phí dự phòng lên đến 5 triệu USD, tương đương chi phí xây dựng. Đánh giá về con số này, ông Nguyễn Xuân Thành nói: “Mọi người có thể hình dung chi phí dự phòng lên tới mức 5 triệu USD/km thì nó kinh khủng như thế nào!”.

Theo ông Thành, ở Việt Nam, có những dự phòng bất khả kháng do quản lý kém, như giải phóng mặt bằng chậm trễ, dự án chậm tiến độ, nhà thầu không có năng lực, quản lý trong quá trình xây dựng không tốt... Những yếu kém này làm đội cả khối lượng lẫn giá.

>>>Đường cao tốc Việt Nam mới chỉ đắt gấp 3 lần Mỹ

Theo Thái Phương

PV

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên