Hàng ngàn người lao động bị doanh nghiệp nợ đóng BHXH
Cứ 100 doanhnghiệp hoạt động thì chỉ có 40 doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH và trong số 40doanh nghiệp đó thì có đến 18 doanh nghiệp nợ BHXH.
- 15-03-2016Luật BHXH đang bị “treo”
- 14-03-2016Thực thi Luật BHXH: “Xuống thực tế rối như gà mắc tóc”
- 11-02-20165 điểm mới của Luật BHXH có lợi cho người lao động
- 27-01-2016324 nghìn tỉ đồng quỹ đầu tư BHXH đang cho ngân sách nhà nước vay
- 02-04-2015Đề xuất tăng xử phạt để giảm nợ, trốn đóng BHXH
5 điểm mới của Luật BHXH có lợi cho người lao động Tạm thu BHXH cho doanh nghiệp chưa kịp xây dựng bảng lương BHXH Việt Nam giải đáp trực tuyến về Luật BHXH mới
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có cuộc khảo sát 16 doanh nghiệp (DN) (một DN FDI, 11 DN cổ phần, ba DN TNHH và một DN tư nhân), với 7.891 lao động tại sáu tỉnh, cho thấy lượng người tham gia BHXH tại các DN rất ít.
Cụ thể, chỉ có 13% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong đó, cao nhất là Khánh Hòa (23%), thấp nhất là An Giang (6,6%). Tỉ lệ thấp và còn rất xa so với mục tiêu Nghị quyết 21, theo đó đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% tham gia BH thất nghiệp và 80% dân số tham gia BHYT.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trưởng đoàn giám sát, hy vọng trong năm 2016, khả năng đối tượng tham gia BHXH sẽ tăng lên nhờ các quy định của Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực
Cũng theo đoàn giám sát, tổng số nợ BHXH của sáu tỉnh là 433,5 tỉ đồng. Tỉ lệ trung bình số DN đăng ký tham gia BHXH trên tổng số DN đăng ký hoạt động chỉ chiếm 40% và tỉ lệ DN nợ BHXH trên số DN tham gia đóng BHXH là 44,9%. Số liệu này cho thấy cứ 100 DN hoạt động thì chỉ có 40 DN đăng ký đóng BHXH và trong số 40 DN đóng BHXH thì có đến 18 DN nợ BHXH.
Theo ông Mai Đức Chính, cơ quan BHXH khó biết được chính xác số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH mà chủ yếu vẫn do DN tự đăng ký khai báo: “Đa số DN đều lấy lý do là kinh tế khó khăn, DN mới thành lập hoặc thay đổi cán bộ quản lý, hoặc do người lao động không muốn tham gia BHXH để không đóng BHXH đầy đủ cho người lao động” - ông Chính nói.
Cũng theo ông Chính, các cơ quan quản lý nhà nước, BHXH và Liên đoàn Lao động các tỉnh đã thanh tra, kiểm tra, giám sát và phối hợp liên ngành trong công tác này nhưng tỉ lệ còn rất thấp và kết quả còn rất hạn chế.
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo Nghị định 95 của Chính phủ chưa nhiều và chưa đủ sức răn đe: “Công tác hậu kiểm và khởi kiện DN nợ BHXH ra tòa còn nhiều vướng mắc do DN sau khi thanh tra, kiểm tra, xử phạt thì không liên lạc với cơ quan BHXH hoặc không còn khả năng thanh toán nợ BHXH. Số nợ BHXH lớn trong thời gian dài mà không có biện pháp xử lý kiên quyết ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của hàng ngàn người lao động…” - ông Chính nói.
Trên cơ sở đó, đoàn giám sát đề nghị UBND các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Tháp và An Giang thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kiến nghị của đoàn giám sát về Bộ LĐ-TB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ông Mai Đức Chính cũng đề nghị BHXH Việt Nam báo cáo Chính phủ về tình hình nợ BHXH và đề xuất các giải pháp thu hồi, xử lý “nợ xấu” (các DN nợ BHXH đã mất tích, giải thể, phá sản, chủ DN là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam) hoặc khoanh nợ đối với một số DN không có khả năng chi trả, để đảm bảo quyền lợi của người lao động đang tham gia đóng BHXH.