Hơn 68% số chuyến bay bị chậm do máy bay về muộn
Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), trong tháng 10 vừa qua, các hãng hàng không đã thực hiện 13.981 chuyến bay trong đó, tỷ lệ chậm chuyến chiếm 10,7% (tăng 0,8% so với tháng 9); tỷ lệ hủy chuyến là 0,5%.
Cụ thể, các chuyến bay bị chậm trong tháng Mười là gần 1.500 chuyến với các nguyên nhân như quản lý bay, trang thiết bị và dịch vụ hàng không, do hãng hàng không, yếu tố thời tiết… Đặc biệt, do máy bay về muộn chiếm đến hơn 68% (1.022 chuyến) trong số các chuyến bay bị chậm trong tháng này.
Dẫn đầu trong tỷ lệ chậm hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam là Jetstar Pacific với 23,6% (351/1.490 chậm chuyến) và 1,5% hủy chuyến. Tiếp ngay sau đó là Vietjet Air với 17,6% (556/3.164 chuyến chậm); 0,3% hủy chuyến. Vietnam Airlines có tỷ lệ 6,4% chuyến chậm (571/8.982 chuyến) và hủy chuyến chiếm 0,3%.
So sánh với số liệu tháng Chín trước đó, các hãng hàng không có tỷ lệ chậm hủy chuyến tăng nhẹ.
Bên cạnh đó, báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam cũng nêu rõ, không có chuyến bay nào của các hãng hàng không hủy chuyến vì lý do thương mại.
Trong chín tháng đầu năm 2014, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện hơn 115.000 chuyến bay với tỷ lệ chậm hủy chuyến là 21,1% (tỷ lệ chậm là 18,7%; tỷ lệ hủy là 2,4%).
Hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải đang dự thảo Thông tư mới về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, trong đó đã đề xuất nâng mức bồi thường cho hành khách khi bị chậm, hủy chuyến bay nội địa.
Theo quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BGTVT, mức bồi thường đối với hành khách bị chậm, hủy chuyến bay nội địa được quy định từ 100.000-300.000 đồng. Mức bồi thường này là khá thấp so với mặt bằng giá hiện nay nên không thỏa mãn yêu cầu của hành khách.
Tại dự thảo Thông tư mới, với chuyến bay nội địa bị chậm trên 4 giờ, hành khách được tăng mức bồi thường 100.000 đồng so với hiện nay.
Cụ thể, với chuyến bay nội địa có độ dài dưới 500km, hành khách được đền bù 200.000 đồng; từ 500km đến dưới 1.000km bồi thường 300.000 đồng và 400.000 đồng cho quãng đường từ 1.000km trở lên.
Dự thảo Thông tư vẫn giữ nguyên mức bồi thường đối với chuyến bay quốc tế là 25 USD cho chuyến bay dưới 1.000km, 50 USD cho quãng đường từ 1.000-2.500km, 80 USD cho chuyến bay dài từ 2.500 đến dưới 5.000km, 150 USD cho chuyến bay từ 5.000km trở lên.
Tuy nhiên, hãng hàng không khai thác thực tế chuyến bay được miễn trừ nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại trong trường hợp hủy chuyến bay hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài vì một trong các lý do như điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay; nguy cơ an ninh ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay; chuyến bay không thể thực hiện hoặc bị chậm kéo dài theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình khai thác tàu bay tính từ thời điểm người chỉ huy tàu bay ký tiếp nhận tàu bay sẵn sàng thực hiện chuyến bay cho đến khi kết thúc chuyến bay…
Ngoài ra, các hãng hàng không cũng được miễn trừ nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại nếu đã thông báo cho hành khách về việc hủy chuyến bay ít nhất 24 giờ trước giờ khởi hành dự kiến.
>>>Rà soát nguyên nhân gây chậm, hủy chuyến bay
Theo Việt Hùng
Dẫn đầu trong tỷ lệ chậm hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam là Jetstar Pacific với 23,6% (351/1.490 chậm chuyến) và 1,5% hủy chuyến. Tiếp ngay sau đó là Vietjet Air với 17,6% (556/3.164 chuyến chậm); 0,3% hủy chuyến. Vietnam Airlines có tỷ lệ 6,4% chuyến chậm (571/8.982 chuyến) và hủy chuyến chiếm 0,3%.
So sánh với số liệu tháng Chín trước đó, các hãng hàng không có tỷ lệ chậm hủy chuyến tăng nhẹ.
Bên cạnh đó, báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam cũng nêu rõ, không có chuyến bay nào của các hãng hàng không hủy chuyến vì lý do thương mại.
Trong chín tháng đầu năm 2014, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện hơn 115.000 chuyến bay với tỷ lệ chậm hủy chuyến là 21,1% (tỷ lệ chậm là 18,7%; tỷ lệ hủy là 2,4%).
Hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải đang dự thảo Thông tư mới về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, trong đó đã đề xuất nâng mức bồi thường cho hành khách khi bị chậm, hủy chuyến bay nội địa.
Theo quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BGTVT, mức bồi thường đối với hành khách bị chậm, hủy chuyến bay nội địa được quy định từ 100.000-300.000 đồng. Mức bồi thường này là khá thấp so với mặt bằng giá hiện nay nên không thỏa mãn yêu cầu của hành khách.
Tại dự thảo Thông tư mới, với chuyến bay nội địa bị chậm trên 4 giờ, hành khách được tăng mức bồi thường 100.000 đồng so với hiện nay.
Cụ thể, với chuyến bay nội địa có độ dài dưới 500km, hành khách được đền bù 200.000 đồng; từ 500km đến dưới 1.000km bồi thường 300.000 đồng và 400.000 đồng cho quãng đường từ 1.000km trở lên.
Dự thảo Thông tư vẫn giữ nguyên mức bồi thường đối với chuyến bay quốc tế là 25 USD cho chuyến bay dưới 1.000km, 50 USD cho quãng đường từ 1.000-2.500km, 80 USD cho chuyến bay dài từ 2.500 đến dưới 5.000km, 150 USD cho chuyến bay từ 5.000km trở lên.
Tuy nhiên, hãng hàng không khai thác thực tế chuyến bay được miễn trừ nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại trong trường hợp hủy chuyến bay hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài vì một trong các lý do như điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay; nguy cơ an ninh ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay; chuyến bay không thể thực hiện hoặc bị chậm kéo dài theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình khai thác tàu bay tính từ thời điểm người chỉ huy tàu bay ký tiếp nhận tàu bay sẵn sàng thực hiện chuyến bay cho đến khi kết thúc chuyến bay…
Ngoài ra, các hãng hàng không cũng được miễn trừ nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại nếu đã thông báo cho hành khách về việc hủy chuyến bay ít nhất 24 giờ trước giờ khởi hành dự kiến.
>>>Rà soát nguyên nhân gây chậm, hủy chuyến bay
Theo Việt Hùng