MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Họp Quốc hội]: Quốc hội xem xét phê chuẩn Công ước chống tra tấn của LHQ

23-10-2014 - 17:27 PM | Xã hội

Việc xem xét phê chuẩn Công ước phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013: mọi người có quyền không bị tra tấn

Trong buổi làm việc sáng 23/10, Quốc hội đã nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn); đồng thời cũng nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về vấn đề này.

Theo đó, Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1984, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1987 và hiện có 155 quốc gia thành viên, 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước, trong đó có Việt Nam. 
Việc phê chuẩn Công ước là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Công ước chống tra tấn theo quy định tại Điều 25 của Công ước và theo quy định của Hiến pháp năm 2013, khẳng định mọi người có quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Quan trọng hơn, nó giúp đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cơ bản ở Việt Nam.

Việc phê chuẩn Công ước là cơ sở pháp lý quan trọng đối với công tác bảo vệ và thực thi quyền con người tại Việt Nam, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời, việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn càng có ý nghĩa khi Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016, thể hiện quyết tâm và cam kết của Việt Nam trong việc ghi nhận và đảm bảo thực thi các quy định và chuẩn mực của Liên Hợp Quốc về nhân quyền.

Tuy vậy, việc trở thành thành viên chính thức của Công ước cũng đặt ra yêu cầu về việc nội luật hóa một số quy định của Công ước cũng như tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi đầy đủ các quy định của Công ước.

Quy trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra án oan, nhục hình

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Văn Đương, đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho rằng việc phê chuẩn Công ước là cần thiết, phù hợp với xu hướng chung và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan cũng như những người liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm phải tôn trọng những quyền của người phạm tội không bị pháp luật tước bỏ như tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (Ảnh: Quang Trung)
Công ước của LHQ về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Quốc hội đang xem xét về cơ bản đã tương thích với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để rõ hơn, Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ cần phải sửa một số Luật, nhất là Bộ Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự và những quy định về tạm giữ, tạm giam người phạm tội, bị can.

Nói tóm lại là những nội dung liên quan trực tiếp đến việc hạn chế quyền con người phải được quy định rõ hơn về khái niệm, nội dung, để sau này có cơ sở pháp lý nhằm xử lý người có trách nhiệm đối với những hành vi bức cung, nhục hình, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Đồng thời, tạo điều kiện nâng cao nhận thức trong các lực lượng liên quan đến những công tác này phải tôn trọng tính mạng, danh dự, nhân phẩm, không có những hành vi nhục hình.

Trả lời câu hỏi liệu việc phê duyệt Công ước có giúp làm giảm được những án oan hay không, ông Đỗ Văn Đương nhấn mạnh: án oan sai là do năng lực của một số cán bộ, lười tiến hành các biện pháp điều tra, lấy việc đánh đập để buộc đối tượng phải khai ra, rồi từ đó mới điều tra. Thứ hai là đạo đức công vụ kém, coi thường sức khỏe, tính mạng con người.

Đại biểu Đỗ Văn Đương kiến nghị phải chấn chỉnh lại vấn đề này. Phải quy trách nhiệm người đứng đầu, nơi nào xảy ra sai phạm thì cách chức người đứng đầu, phải có biện pháp để giáo dục, nhắc nhở, răn đe cán bộ chiến sĩ của mình.

Đại biểu Đỗ Văn Đương thông tin thêm, mỗi năm chúng ta xử lý hơn 100.000 vụ, đến nay mới có 2 vụ đã xác định chính xác là oan; cả nhục hình cũng chỉ có một số vụ chứ không nhiều.


Theo Thanh Hà (VOV)


Dòng sự kiện KỲ HỌP THỨ 8 - QUỐC HỘI KHÓA XIII

 

NGÀY 23/10


>>> Quốc hội xem xét phê chuẩn Công ước chống tra tấn của LHQ


>>> Đi tù vẫn phải được hưởng lương hưu


>>>Hoá giải nỗi lo “vỡ” Quỹ Bảo hiểm xã hội



NGÀY 22/10

>> Khó khăn kinh tế đang gây khó cải cách tiền lương

 

>>> Kiểm toán kiến nghị xử lý tài chính hơn 21.336 tỷ đồng


>>>Nhất trí lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội


>>>41% vụ việc khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần



NGÀY 21/10

>>> Chính phủ cần quyết liệt hơn với tình trạng nợ bảo hiểm xã hội


>>>Đề án đổi mới sách giáo khoa: Không phải kinh phí thấp thì Quốc hội sẽ thông qua


>>>Bộ trưởng Thăng nói về “siêu dự án” sân bay Long Thành


>>>Sáng 21/10: Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội


>>>Xử lý nợ xấu: “Ông chủ ngân hàng đã bán ô tô chưa?”


>>>Cán bộ là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng


>>>"Không thể dùng cơ chế để thay thị trường giải quyết nợ xấu"


>>> “Cần tăng cường khả năng chống đỡ các cú sốc bằng công cụ tài chính”


>>>“Việc điều hành lãi suất không hướng về nền kinh tế”


>>>Chưa bổ sung game online vào đối tượng chịu thuế TTĐB


>>>Đại biểu Quốc hội băn khoăn về khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

 

CÁC TIN KHÁC NGÀY 20/10



































cucpth

VOV online

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên