Không phải cứ tiến sĩ, thạc sĩ là làm việc tốt
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nêu khó khăn trong tinh giản biên chế vì Hà Nội đã chuẩn hoá cán bộ, kể cả cán bộ phường cũng có bằng tiến sĩ, thạc sĩ.
- 29-02-2016Hà Nội: Hàng chục ngàn cử nhân, thạc sĩ hưởng trợ cấp thất nghiệp
- 03-01-2016Nghịch lý: Người có bằng cấp càng cao nguy cơ thất nghiệp... càng lớn
- 28-12-2015225.000 cử nhân thất nghiệp: Xót xa nhưng... hợp lý?
- 27-12-2015Cám cảnh cử nhân thất nghiệp!
- 25-12-2015Sinh viên ra trường thất nghiệp, bố mẹ “còng lưng” trả vốn ưu đãi
Ông Tuấn nói: Không phải cứ tiến sĩ, thạc sĩ là làm việc tốt. Cho nên có nhiều người được đào tạo, có bằng cấp cao, nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc thì vẫn tạo điều kiện để họ tìm công việc khác phù hợp với trình độ đào tạo của họ để họ làm tốt hơn. Việc tinh giản biên chế chính là một cơ hội.
Như vậy nói khó tinh giản biên chế vì nhiều tiến sĩ, thạc sĩ là không đúng?
Không phải vì nhiều tiến sĩ, thạc sĩ mà không tinh giản được. Vấn đề của tinh giản là đưa những người không làm được việc, không đáp ứng yêu cầu công việc ra khỏi đội ngũ, để họ tìm công việc khác phù hợp với năng lực của họ.
Vừa qua Bộ Nội vụ đã thẩm tra danh sách tinh giản biên chế của các địa phương, qua đó thấy có những vấn đề gì thưa ông?
Việc thẩm tra thực hiện theo quy định, đảm bảo tinh giản biên chế đúng đối tượng, những người không thuộc diện đó thì không bị loại.
Trong quá trình thẩm tra, Bộ Nội vụ thấy rằng có những người không thuộc diện đó, tức là không đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định 108 về tinh giản biên chế nhưng vẫn được đưa vào, Bộ Nội vụ đã kịp thời đưa ra ngoài danh sách tinh giản, ví dụ có những trường hợp hoàn thành tốt nhiêm vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng vẫn cứ đưa vào để tinh giản biên chế.
Hoặc là có những trường hợp trình độ đào tạo phù hợp với vị trí công việc đang làm, nhưng vì người ta muốn chuyển ra khỏi khu vực công sang khu vực khác, đưa vào tinh giản biên chế sẽ được một khoản tiền. Thông qua hoạt động thẩm tra của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã phát hiện kịp thời và ngăn ngừa được, để những người đó nếu muốn ra khỏi bộ máy thì phải theo nghị định 46 về thôi việc và nghỉ hưu, chứ không phải theo Nghị định 108 để đảm bảo tiết kiệm được tiền ngân sách nhà nước phải trả.
Để đảm bảo tinh giản biên chế đúng mục tiêu đề ra, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thì Bộ Nội vụ đã có công văn nhắc nhở các bộ ngành địa phương thực hiện tinh giản biên chế đảm bảo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra các trường hợp không thuộc diện tinh giản biên chế nhưng vẫn đưa vào.
Một số địa phương kêu thiếu kinh phí để tinh giản biên chế, ví dụ như Hà Giang?
Sau khi Bộ Nội vụ thẩm tra danh sách tinh giản biên chế của các địa phương, ví dụ như Hà Giang thì chúng tôi chuyển sang Bộ Tài chính để Bộ Tài chính căn cứ vào đó cung cấp kinh phí, giải quyết theo quy định hiện hành chứ không có gì ách tắc.
Chủ trương tinh giản biên chế lần này thực hiện theo lộ trình từ nay đến năm 2021, nhiều ý kiến cho rằng trước mắt để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thì phải có kỷ luật nghiêm, phải có “trảm tướng” khi xảy ra vi phạm?
Mục tiêu chính của tinh giản biên chế là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần vào cải cách công vụ, công chức của ta. Nghĩa là có nhiều giải pháp, trong đó tinh giản biên chế chỉ là một giải pháp.
Ví dụ như đổi mới phương thức tuyển dụng để tuyển chọn được những người xứng đáng, tiến hành đánh giá phân loại một cách khách quan, phân biệt giữa người làm tốt và làm không tốt… Chúng ta phải tiến hành đồng bộ các giải pháp chứ không riêng giải pháp nào.
Tuổi Trẻ