Luật Đầu tư với “chọn – cho” và “chọn – bỏ”
Dẫu được coi là rất quan trọng, dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) cũng không lấy hết thời gian thảo luận buổi sáng 10/11 của Quốc hội.
Một phần, cũng là do dự thảo luật mới nhất đã được tiếp thu, chỉnh lý khá tốt, như nhận xét của nhiều vị đại biểu.
Sau khi nghe hết 19 ý kiến, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu với tư cách đại diện cơ quan soạn thảo.
Theo Bộ trưởng, cái mới nhất của Luật đầu tư (sửa đổi) lần này là thay đổi phương pháp tiếp cận khi làm luật. Từ trước đến nay phương pháp tiếp cận là chọn - cho.
“Nghĩa là cái gì cho thì ghi trong luật, chúng ta không thể ghi đủ hết tất cả những thứ cần cho. Bởi vì xã hội cần quá nhiều ngành nghề, thậm chí có nhiều ngành nghề phát sinh mới. Cho nên mỗi một lần danh mục không có trong luật, các nghị định thông tư quy định thì doanh nghiệp và người dân lại phải đi xin, xin các cơ quan quản lý nhà nước. Xin mà không có trong luật, người thích thì cho người không thích thì không cho... làm cho rất tốn kém, khó khăn và không minh bạch”, Bộ trưởng giải thích.
Với phương thức tiếp cận mới là chọn - bỏ, Bộ trưởng nhấn mạnh đây là phương pháp tiếp cận cực kỳ tiên tiến và minh bạch nhưng vô cùng khó làm.
Chọn - bỏ là những gì cấm thì ghi vào trong luật, anh không ghi, anh thiếu có nghĩa là tôi được quyền làm. Đây là một thay đổi rất mạnh mẽ của Chính phủ và của Quốc hội, đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất ủng hộ việc này, Bộ trưởng nói.
Vấn đề thứ hai được Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh là dự án luật đã thể hiện được sự bảo hộ đầu tư đối với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, minh bạch và phù hợp với các thông lệ của quốc tế.
“Đặc biệt, chúng ta cũng đã cập nhật tất cả những quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, cam kết, bồi thường thỏa đáng khi lấy tài sản của họ, trong trường hợp đặc biệt quốc hữu hóa, tư nhân hóa đều phải bồi thường một cách sòng phẳng”, ông Vinh nhấn mạnh.
Hy vọng vào luật tốt đã khá rõ ràng, qua đánh giá của các vị đại biểu, song Bộ trưởng Vinh còn bày tỏ thêm hy vọng một điều rất quan trọng, là "con người".
“Làm thế nào để con người thực thi luật pháp này tốt chúng ta mới minh bạch, còn nếu không con người vẫn lợi dụng cái này thì chúng ta không chắc đã làm tốt chuyện này”, ông Vinh nói.
Trước khi Bộ trưởng Vinh đăng đàn, nhiều vị đại biểu cũng đã góp ý hoàn thiện dự thảo luật.
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ cho rằng quy định ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại còn chung chung, chưa đủ pháp lý để ngăn chặn tình trạng đặt ra nhiều giấy phép con, hạn chế quyền kinh doanh của công dân.
Ông Vẻ đề nghị quy định rõ những tiêu chí để được đặt ra điều kiện kinh doanh dưới các hình thức giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, vốn pháp định, chấp thuận khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng cần xem xét loại bỏ một số ngành nghề kinh doanh khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như nhượng quyền thương mại, kinh doanh dịch vụ kế toán, dịch vụ việc làm, dịch vụ cho thuê lại lao động, dịch vụ logicstic, bất động sản, dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai và dịch vụ xác định giá đất....
Các ngành nghề này cơ bản không quá rủi ro, không ảnh hưởng đến các tiêu chí về tính mạng, sức khỏe con người, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, bảo vệ môi trường… đại biểu Đồng lập luận.
Cũng liên quan đến danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhận xét rằng “còn bừa bộn và dang dở”.
Cụ thể, danh mục này có một loạt hoạt động kinh doanh đơn lẻ, không phải loại ngành nghề, ví dụ nhượng quyền thương mại, tạm nhập tái xuất. Một số hoạt động thậm chí không phải là hoạt động kinh doanh như trọng tài thương mại cũng được đưa vào và rất nhiều nghề được nêu trùng lặp, chồng lấn nhau. Ví dụ, khảo nghiệm giống thủy sản và khảo nghiệm giống thủy sản mới, kinh doanh vận tải đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt đô thị, ông Lộc dẫn chứng.
Vẫn theo đại biểu Lộc, nếu không làm rõ phạm vi các ngành nghề trong danh mục thì sẽ không thể biết được một hoạt động kinh doanh nào đó có thuộc diện có điều kiện hay không, nếu như vậy thì sự minh bạch hóa qua danh mục này sẽ bị vô hiệu hóa từng phần
Góp ý về ngành nghề ưu đãi đầu tư, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị bổ sung một số ngành nghề như sản xuất các thiết bị, sản phẩm phục hồi chức năng hoặc hỗ trợ cho người khuyết tật như tay, chân giả, máy trợ thính, sản xuất các loại sữa công thức cho trẻ em từ sơ sinh đến 1 tuổi.
Đây là những sản phẩm thiết yếu hoặc mang tính nhân văn nên cần khuyến khích và được ưu đãi hỗ trợ để phục vụ lợi ích cho trẻ em và những người khuyết tật, ông Đồng phát biểu.
Sau khi nghe hết 19 ý kiến, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu với tư cách đại diện cơ quan soạn thảo.
Theo Bộ trưởng, cái mới nhất của Luật đầu tư (sửa đổi) lần này là thay đổi phương pháp tiếp cận khi làm luật. Từ trước đến nay phương pháp tiếp cận là chọn - cho.
“Nghĩa là cái gì cho thì ghi trong luật, chúng ta không thể ghi đủ hết tất cả những thứ cần cho. Bởi vì xã hội cần quá nhiều ngành nghề, thậm chí có nhiều ngành nghề phát sinh mới. Cho nên mỗi một lần danh mục không có trong luật, các nghị định thông tư quy định thì doanh nghiệp và người dân lại phải đi xin, xin các cơ quan quản lý nhà nước. Xin mà không có trong luật, người thích thì cho người không thích thì không cho... làm cho rất tốn kém, khó khăn và không minh bạch”, Bộ trưởng giải thích.
Với phương thức tiếp cận mới là chọn - bỏ, Bộ trưởng nhấn mạnh đây là phương pháp tiếp cận cực kỳ tiên tiến và minh bạch nhưng vô cùng khó làm.
Chọn - bỏ là những gì cấm thì ghi vào trong luật, anh không ghi, anh thiếu có nghĩa là tôi được quyền làm. Đây là một thay đổi rất mạnh mẽ của Chính phủ và của Quốc hội, đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất ủng hộ việc này, Bộ trưởng nói.
Vấn đề thứ hai được Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh là dự án luật đã thể hiện được sự bảo hộ đầu tư đối với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, minh bạch và phù hợp với các thông lệ của quốc tế.
“Đặc biệt, chúng ta cũng đã cập nhật tất cả những quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, cam kết, bồi thường thỏa đáng khi lấy tài sản của họ, trong trường hợp đặc biệt quốc hữu hóa, tư nhân hóa đều phải bồi thường một cách sòng phẳng”, ông Vinh nhấn mạnh.
Hy vọng vào luật tốt đã khá rõ ràng, qua đánh giá của các vị đại biểu, song Bộ trưởng Vinh còn bày tỏ thêm hy vọng một điều rất quan trọng, là "con người".
“Làm thế nào để con người thực thi luật pháp này tốt chúng ta mới minh bạch, còn nếu không con người vẫn lợi dụng cái này thì chúng ta không chắc đã làm tốt chuyện này”, ông Vinh nói.
Trước khi Bộ trưởng Vinh đăng đàn, nhiều vị đại biểu cũng đã góp ý hoàn thiện dự thảo luật.
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ cho rằng quy định ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại còn chung chung, chưa đủ pháp lý để ngăn chặn tình trạng đặt ra nhiều giấy phép con, hạn chế quyền kinh doanh của công dân.
Ông Vẻ đề nghị quy định rõ những tiêu chí để được đặt ra điều kiện kinh doanh dưới các hình thức giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, vốn pháp định, chấp thuận khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng cần xem xét loại bỏ một số ngành nghề kinh doanh khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như nhượng quyền thương mại, kinh doanh dịch vụ kế toán, dịch vụ việc làm, dịch vụ cho thuê lại lao động, dịch vụ logicstic, bất động sản, dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai và dịch vụ xác định giá đất....
Các ngành nghề này cơ bản không quá rủi ro, không ảnh hưởng đến các tiêu chí về tính mạng, sức khỏe con người, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, bảo vệ môi trường… đại biểu Đồng lập luận.
Cũng liên quan đến danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhận xét rằng “còn bừa bộn và dang dở”.
Cụ thể, danh mục này có một loạt hoạt động kinh doanh đơn lẻ, không phải loại ngành nghề, ví dụ nhượng quyền thương mại, tạm nhập tái xuất. Một số hoạt động thậm chí không phải là hoạt động kinh doanh như trọng tài thương mại cũng được đưa vào và rất nhiều nghề được nêu trùng lặp, chồng lấn nhau. Ví dụ, khảo nghiệm giống thủy sản và khảo nghiệm giống thủy sản mới, kinh doanh vận tải đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt đô thị, ông Lộc dẫn chứng.
Vẫn theo đại biểu Lộc, nếu không làm rõ phạm vi các ngành nghề trong danh mục thì sẽ không thể biết được một hoạt động kinh doanh nào đó có thuộc diện có điều kiện hay không, nếu như vậy thì sự minh bạch hóa qua danh mục này sẽ bị vô hiệu hóa từng phần
Góp ý về ngành nghề ưu đãi đầu tư, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị bổ sung một số ngành nghề như sản xuất các thiết bị, sản phẩm phục hồi chức năng hoặc hỗ trợ cho người khuyết tật như tay, chân giả, máy trợ thính, sản xuất các loại sữa công thức cho trẻ em từ sơ sinh đến 1 tuổi.
Đây là những sản phẩm thiết yếu hoặc mang tính nhân văn nên cần khuyến khích và được ưu đãi hỗ trợ để phục vụ lợi ích cho trẻ em và những người khuyết tật, ông Đồng phát biểu.
Theo Nguyễn Lê