Malaysia đổ lỗi vụ máy bay MH370 mất tích: Việt Nam sẽ...
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam trả lời về thông tin Malaysia đổ lỗi cho VN vụ máy bay MH370
- 03-05-2014Malaysia đổ lỗi cho Việt Nam vụ máy bay MH370 mất tích?
- 04-05-2014Không thể đổ lỗi VN chậm thông tin về MH370
Ông Lại Xuân Thanh: - Chúng tôi chưa nhận được thông tin từ đường công văn chính thức của Malaysia, mà chỉ thấy báo giới đưa thông tin.
Vấn đề ở đây là không có bằng chứng cho thấy tàu bay đã vượt qua điểm chuyển giao này vào vùng trời do Việt Nam quản lý.
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ có văn bản yêu cầu Malaysia thông tin chính thức về việc này. Khi nhận được những đánh giá mang tính chính thức qua đường công văn liên quan tới trách nhiệm tìm kiếm MH 370, chúng tôi cũng sẽ có văn bản trả lời chính thống.
- Đứng trước những thông tin bất lợi cho Việt Nam như vậy thì Cục hàng không VN định xử lý như thế nào?
Ông Lại Xuân Thanh: - Chúng tôi cũng sẽ ra thông cáo báo chí để nói lại những thông tin mà phía Malaysia đưa ra, để cho công chúng hiểu rõ hơn, tại vì họ cũng nói với công luận, nên chúng tôi cũng phải nói với công luận.
Chúng tôi cũng sẽ phát ngôn chính thức bằng thông cáo báo chí.
Nhiều giả thuyết được đặt ra nhằm giải thích cho sự biến mất bí ẩn của MH370 |
- Theo Cục trưởng hàng không Malaysia thì thông lệ bình thường, quá trình bàn giao tín hiệu chỉ mất tối đa 5 phút, nhưng chúng ta thực hiện lại mất đến 12 phút. Ông giải thích sao, chúng ta lại mất quá nhiều thời gian để thông báo không nhận được tín hiệu cho phía Malaysia?
Ông Lại Xuân Thanh: - Tôi khẳng định, trong giai đoạn đó chúng ta đã thực hiện đúng quy trình về dịch vụ báo động, đã cố gắng hoàn thành trong thời gian 12 phút, AIC thành phố HCM cũng đã thiết lập liên lạc với tàu bay nhưng không thành công.
Nhưng đúng là cũng chậm 12 phút so với thỏa thuận thư giữa ACC TPHCM với ACC Kuala Lumpur, chậm 12 phút để thông báo tình trạng không thiết lập được liên lạc với tàu bay ACC Kuala Lumpur.
Tức là không phải toàn bộ quy trình là thực hiện sai, mà có cái thiếu là không thông báo trong vòng 5 phút và thỏa thuận thư giữa hai cơ quan.
Thế nhưng, máy bay mang số hiệu MH370 đã mất tín hiệu trước khi tới điểm chuyển giao và tổ bay chưa thiết lập liên lạc với cơ quan điều hành bay của Việt Nam. Do vậy, việc chuyển giao chưa được hoàn tất. Việt Nam chưa thực hiện điều hành, kiểm soát với tàu bay này.
Bởi, ngay sau khi mất tín hiệu của chiếc MH370, ACC Hồ Chí Minh đã cố gắng thiết lập liên lạc với tổ bay nhưng không được. Cơ quan không lưu đã sử dụng các tần số khẩn nguy, yêu cầu tổ lái của các tàu bay khác hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc với tổ bay MH370 nhưng đều không được.
Sau 30 phút, ACC Hồ Chí Minh đã chuyển sang giai đoạn báo động và liên lạc với các cơ quan kiểm soát vùng thông báo bay lân cận để tìm kiếm tàu bay mất tín hiệu. Có thể nói, Việt Nam đã hoàn thành các trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay có khả năng chiếc MH 370 bay vào.
- Vậy có nghĩa, lỗi ở đây là do cả hai, không thể đổ cho Việt Nam?
Ông Lại Xuân Thanh: - Đây là việc thông báo trước so với thỏa thuận, chứ chúng ta vẫn thực hiện đủ các bước thuộc quy trình trong dịch vụ báo động, cố gắng thiết lập nên dự án.
Giai đoạn đó theo quy định nó kéo dài tối đa khoảng 30 phút, nguyên nhân là do kiểm soát không lưu tập trung vào việc thực hiện, nhưng chậm 12 phút so với thỏa thuận, mặc dù vận hành đúng nguyên lý.
Nhưng mình có một phần trong dịch vụ khẩn nguy có phần thông báo lại cho cơ quan ACC đối tác, thông báo trong vòng 5 phút, nhưng mình không kịp thời thực hiện việc đấy, mà kéo dài thêm 12 phút. Nhưng tôi khẳng định, 12 phút này không ảnh hưởng đến cái việc thực hiện dịch vụ báo động cũng như việc khởi pháp chế tìm kiếm cứu nạn sau này.
Nếu theo cơ quan không lưu của hai bên đã hiệp đồng thời điểm chuyển giao là 17h22p (giờ quốc tế), nhưng đến 17h20p , đài kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh không nhận được tín hiệu của chiếc máy bay này.
Trên hệ thống của Malaysia cũng ghi nhận, thời điểm cuối cùng có tín hiệu tàu bay trên màn hình ra đa là trước 17h22p. Lúc này, tàu bay đang ở trong vùng thông báo bay của Singapore và được Singapore uỷ quyền cho Malaysia điều hành.
- Nếu vậy, Cục hàng không Malaysia cũng phải là tổ chức có trách nhiệm trong việc chậm trễ này, đúng không, thưa ông?
Ông Lại Xuân Thanh: - Theo Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong trường hợp tàu bay mất tích đang bay tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với tàu bay. Ở trường hợp này, trách nhiệm phải thuộc về Malaysia.
Mọi thông tin về việc không thiết lập được liên lạc với MH370 đã được kiểm soát viên không lưu thông báo với ACC Kualalumpure ngay trong giai đoạn hồ nghi.
Cuộc tìm kiếm MH370 vào giai đoạn marathon Cuộc tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của Malaysia sẽ bước sang giai đoạn mới, dự kiến kéo dài 8-12 tháng. Ông Angus Houston, người chỉ huy cuộc tìm kiếm tại vùng biển phía tây Australia nói: "Tôi tin tưởng rằng khu vực miền nam Ấn Độ Dương là khu vực tìm kiếm chính xác. Tôi chắc rằng trong một thời gian, chúng ta sẽ tìm thấy máy bay tại khu vực này". Trong một diễn biến khác, công ty GeoResonance (Úc) thông báo có thể đã tìm thấy mảnh vỡ nghi của chiếc máy bay mất tích của Malaysia ở Vịnh Bengal. Tuy nhiên, Trung tâm Điều phối chung Úc (JACC) khẳng định đây là thông tin không có thật. Những ngày qua, mặc dù ra sức tìm kiếm nhưng kết quả vẫn là con số 0. Hơn nữa, rất nhiều thông tin ảo làm cho các nhà chức trách Malaysia hoang mang. |