Người giúp việc gia đình được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động giúp việc gia đình được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày trong 1 tháng khi không thể bố trí nghỉ hàng tuần.
- 08-05-2014Quy định chế độ nghỉ ngơi cho người giúp việc không dễ thực hiện
- 29-04-2014Quy định mới về người giúp việc: Lúng túng trong thực hiện
- 10-04-2014Lương người giúp việc thấp nhất 1,9 triệu đồng/tháng, có bảo hiểm
- 22-12-2013Lương trung bình 'Osin' cao gấp rưỡi cử nhân
Đây là một trong những nội dung quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình.
Thông tư quy định, thời giờ làm việc của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần.
Trường hợp không thể bố trí người lao động nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày trong 1 tháng và người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc.
Tiền lương làm căn cứ tính trả cho ngày nghỉ hàng năm và cho những ngày nghỉ lễ, tết là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng do hai bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động, nhân với số ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết của người lao động.
Bên cạnh đó, khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ theo quy định.Người lao động do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc vì lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo quy định thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương những ngày người lao động chưa nghỉ.
Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, người sử dụng lao động phải bố trí để nguời lao động khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Trường hợp cần thiết người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thực hiện khám sức khỏe tại cơ sở y tế do người sử dụng lao động chỉ định. Chi phí khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe theo yêu cầu của người sử dụng lao động do người sử dụng lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sơ cứu và tìm mọi biện pháp đưa ngươi lao động đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, chăm sóc chu đáo, thanh toán phần chi phí, bồi thường...
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2014.
Theo Vân Trang