Phó giám đốc dùng chứng thư giả lừa đối tác
Vị phó giám đốc này sau khi thực hiện lừa đối tác trót lọt với chứng thư giảtrị giá 5 tỉ dồng đã tiếp tục làm tiếp chứng thư giả trịgiá 7 tỉ đồng. Lần này mọi thứ đã không suôn sẻ.
- 04-11-2014Bắt nhóm lừa đảo bằng chứng thư bảo lãnh giả
- 30-11-2013PVcomBank lên tiếng về vụ tự xưng nhân viên ngân hàng lừa đảo hàng trăm triệu đồng bằng chứng thư giả
- 19-09-2012Làm chứng thư giả, chiếm đoạt tiền thật
Chiều 8-1, TAND TP Cần Thơ tuyên phạt Mai Thị Huyền Nga (56 tuổi, ngụ Cần Thơ) 12 năm tù, Dương Hòa Nhã (46 tuổi, ngụ Cần Thơ) 15 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các bị cáo Nguyễn Thành Nam (26 tuổi), Nguyễn Văn Dũ (39 tuổi), Lý Thị Kim Ngân (41 tuổi) và Huỳnh Tấn Vũ (31 tuổi), Nguyễn Xuân Ánh (28 tuổi) cùng ngụ TP.HCM cũng lãnh mức án 3-5 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc hai bị cáo Nga bồi thường cho Công ty GF gần 1,4 tỉ đồng và Nhã bồi thường cho Công ty P. hơn 4,2 tỉ đồng; tịch thu sung công số tiền thu lợi bất chính của các bị cáo còn lại, tổng cộng 800 triệu đồng.
Theo hồ sơ, ngày 17-7-2014, Công ty TNHH Thức ăn gia súc và xây dựng Phúc Vinh do Nga làm phó giám đốc đại diện ký hợp đồng mua 170 tấn thức ăn cá da trơn của Công ty GF, lô hàng trị giá gần 1,9 tỉ đồng. Do GF cho phép thanh toán bằng chứng thư bảo lãnh của ngân hàng nên Nga tìm Ánh nhờ làm chứng thư. Ánh giới thiệu Nga tới Dũ. Nga nhờ Dũ làm một chứng thư có giá trị 2 tỉ đồng. Sau đó Nga mang chứng thư bảo lãnh của ngân hàng do các bị cáo đưa để giao dịch với GF.
Khoảng tháng 8-2014, Nhã có nhu cầu làm chứng thư bảo lãnh nên thông qua tài xế của Nga để nhờ nhóm trên làm chứng thư trị giá 12 tỉ đồng.
Tuy nhiên, do mức phí phía Dũ đưa ra quá cao (9% trên tổng giá trị chứng thư) nên Nhã giảm xuống làm chứng thư 5 tỉ đồng. Nhã dùng chứng thư này để mua 400 tấn thức ăn chăn nuôi thủy sản với Công ty P. Cẩn thận, công ty này yêu cầu Nhã cung cấp quyết định bổ nhiệm giám đốc ngân hàng và quyết định giới hạn phê duyệt hạn mức tín dụng của giám đốc. Các bị cáo làm giả toàn bộ số giấy tờ trên nên đã qua mặt được Công ty P.
Thấy dễ dàng, Nhã lại nhờ các bị cáo làm tiếp một chứng thư bảo lãnh khác giá trị 7 tỉ đồng. Lần này, Công ty P. nghi ngờ nên đã trình báo công an. Sự việc bị phát hiện, các bị cáo thừa nhận ngoài ba chứng thư giả trên, họ đã nhận làm giả nhiều chứng thư cho người ở địa bàn khác và nhiều giấy tờ giả khác như thông báo cho vay, giấy xác nhận số dư…
Trong vụ này, Ánh, Dũ, Vũ, Ngân, có vai trò tìm kiếm khách hàng và là trung gian giao nhận hồ sơ, chứng thư bảo lãnh thanh toán giả do Nam làm ra để hưởng lợi. Nam đã thu lợi bất chính 200 triệu đồng, Ánh 110 triệu đồng, Dũ 150 triệu đồng, Ngân 100 triệu đồng và Vũ 240 triệu đồng.
Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh