Quản lý hoạt động taxi ở Hà Nội - Vì sao khó?
Hiện nay, vấn đề xử lý triệt để taxi giả, taxi hoạt động bất hợp pháp tại Hà Nội vẫn còn là vấn đề nan giải.Muốn giải quyết dứt điểm đòi hỏi một cơ chế hợp lý từ các chính sách từ tầm vĩ mô.
Vừa qua, trong số 13 chiếc taxi đã bị Công an quận Hoàng Mai tạm giữ, có đến 5 xe của hãng Mai Linh đã vi phạm qui định về việc dừng đón trả khách thường xuyên trên địa bàn.
Đặc biệt, có 2 chiếc giả danh taxi Sông Hồng. "Những chiếc xe này giả hoàn toàn từ nhãn tem, logo in trên cánh cửa đến phù hiệu", ông Nguyễn Văn Hùng - Thanh tra của Hãng taxi Sông Hồng nói.
Trên địa bàn Hà Nội, từ năm 2012 đến nay chỉ có 17.400 xe taxi của 113 doanh nghiệp được Sở Giao thông vận tải thành phố cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, theo đánh giá ước tính của các cơ quan chức năng phải có đến khoảng 20.000 xe taxi thường xuyên lưu thông trên các tuyến đường thành phố, tạo nên áp lực nặng nề về giao thông của Thủ đô.
Ông Nguyễn Hoàng Giáp - Chánh Thanh tra Sở GTVT TP Hà Nội phản ánh: “Hiện nay ở Hà Nội có những doanh nghiệp và cá nhân đang trà trộn đưa một số taxi bất hợp pháp vào hoạt động, nhằm thu tăng giá cước, bắt chẹt và lừa đảo khách hàng”.
Từ nhiều năm nay, các lực lượng chức năng đã nhiều lần thực hiện tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý số taxi giả, nhưng hiệu quả thực tế rất hạn chế.
Có thể nói, sự chưa đồng bộ giữa hệ thống pháp luật hiện hành là cơ sở đầu tiên phát sinh taxi "dù". Luật Doanh nghiệp thì cởi mở cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong khi đó lại không có điều khoản ràng buộc cụ thể nào dành riêng cho các doanh nghiệp vận tải phải đặc biệt chấp hành luật giao thông đường bộ. Tình trạng lách luật, vì thếrất dễ xảy ra.
Để việc quản lý hoạtđộng taxiđi vào quy củ, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ chịu sự điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ cũng phải có cơ chế riêng. Nghị định 91, 93 về việc kinh doanh vận tải có điều kiện, đang được sửa đổi cũng cần tính đến yếu tố này.
Quý vị cũng có thể theo dõi VIDEO chi tiết dưới đây:
Theo Hồng Phong