Sập cầu Ghềnh, khách trên chuyến tàu SE22 la ó bỏ vé đón xe quay về
Cầu Ghềnh nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam nối giữa ga Biên Hòa và ga Sài Gòn. Sau khi cầu bị sập, tuyến đường sắt đã bị ngưng trệ. Nhiều người đi trên chuyến tàu SE22 tỏ ra bức xúc.
- 16-03-2016Hà Nội kiểm tra đồng loạt việc thực hiện thu hồi đất Dự án xây dựng cầu Nhật Tân
- 06-03-20165.000 tỉ đồng xây cầu qua sông Sài Gòn nối Phú Mỹ Hưng với Thủ Thiêm
- 12-01-2016Tháng 6/2016 xây dựng cầu cạn cao tốc Mai Dịch-Nam Thăng Long
- 27-12-2015Xây cầu nối hai tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam
Khoảng 11 giờ 30, ngày 20-3, một xà lan chở vật liệu xây dựng đã húc vào chân cầu Ghềnh (được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20, nối giữa xã Hiệp Hòa và phường Bửu Hòa của TP.Biên Hòa), làm sập 2 nhịp cầu (nhịp 2 và 3); đồng thời khiến một đoạn đường ray xe lửa nằm phía phường Bửu Hòa bị kéo đứt 3 mét; một số trụ điện bị nghiêng...
Riêng chiếc xà lan, sau khi húc vào chân cầu, đã bị lật úp và kẹt lại trên sông; 2 người điều khiển xà lan, sau đó cũng đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Cầu Ghềnh nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam nối giữa ga Biên Hòa và ga Sài Gòn. Sau khi cầu bị sập, tuyến đường sắt đã bị ngưng trệ. Ngay tại khu vực ngã tư Nguyễn Tri Phương – Bùi Hữu Nghĩa (phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) cách cầu 50m hiện có 1 đoàn xe lửa đang kẹt lại.
Có mặt trên chuyến tàu SE22 xuất phát lúc 12h5 phút tại Ga Sài Gòn về ga Tháp Chàm (Ninh Thuận), khi đến ga Bình Triệu cách đó khoảng hơn 10km, vào lúc khoảng 12h30, tàu đỗ lại ga Bình Triệu khá lâu, nhưng không có bất kỳ một thông báo lý do gì, mọi người đi tàu cứ nghĩ đang chờ tránh tàu như bình thường.
Tuy nhiên, khoảng hơn 15 phút sau, thông báo từ ga phát đi là do một xà lan đâm vào vào đường sắt nên tàu không thể tiếp tục cuộc hành trình. "Các đơn vị liên quan đang tích cực khắc phục và tàu có thể khởi hành trong ít giờ tới", thông báo trên tàu cho biết.
Chuyến tàu Bắc - Nam đang kẹt ở hướng vào Sài Gòn.
Tuy nhiên, đợi đến hơn 1 giờ đồng hồ, hàng trăm hành khách trên chuyến tàu bắt đầu tỏ rõ bức xúc, nhất là khi họ liên tục cập nhật tình hình thời sự qua các thiết bị điện tử cầm tay. Theo đó, hiện trạng sập cầu cho thấy xà lan đã đâm và kéo theo một nhịp cầu sập xuống sông, nhiều thanh đường ray nằm vắt vẻo không khác gì những sợi dây bị đứt. Khi nhiều hành khách yêu cầu được biết tình hình, các tiếp viên trên tàu cho biết vẫn chưa có thông báo gì mới.
Mãi đến hơn 30 phút sau, một thông báo tiếp tục phát đi, với nội dung: "Do cầu đường sắt đã bị sập, quý khách vui lòng chờ đợi khắc phục hiện trạng trong một vài giờ tới". Lúc này, khách đi tàu đã không còn bình tĩnh, yêu cầu nhân viên của toa mở cửa để họ ra khỏi ga, bắt xe về lại nhà hoặc đến bến xe miền Đông cách đấy khoảng 1km để mua vé xe khách tiếp tục cuộc hành trình.
Bà Trần thị Hương Thu, quê ở Phan Rang (Ninh Thuận), có số vé 9 tại toa 10, bức xúc nói: "Sập cầu như vậy mà cứ thông báo là khắc phục trong vòng vài giờ. Nếu không xử lý được thì hoặc là thông báo cho hành khách rõ để họ yên tâm, hoặc là trả lại tiền vé tàu để mọi người tìm phương tiện khác".
Tàu SE22 đang kẹt tại Ga Bình Triệu, quận Bình Thạnh.
Trên chuyến tàu SE22 hôm nay có rất nhiều trẻ em đi đến nhiều địa phương khác nhau, trong đó có vài bé vẫn còn được bế trên tay, nhiều bậc cha mẹ không thể kiên nhẫn chịu đựng buộc phải xuống tàu ra khỏi ga.
Trao đổi với chúng tôi, một nhân viên ga Bình Triệu cho biết mọi kế hoạch phải chờ thông báo từ cấp trên. Nếu cho tàu quay về ga Sài Gòn lúc này (1h15) thì cũng không có chỗ để đậu tàu vì còn nhiều chuyến khác đang bị kẹt ở đó. Khi người viết bài này cũng lọ mọ xách va li rời khỏi tàu, đón taxi ra bến xe tìm vé về quê, Thời điểm đấy, đoàn tàu SE22 cũng bắt đầu nối đầu máy để kéo về ga Sài Gòn.
Vậy nhà ga giải quyết các trường hợp này như thế nào? Chúng tôi đặt vấn đề. Nhân viên nhà ga Bình Triệu cho biết: "Mọi việc trả lại tiền vé cho hành khách phải đợi thông báo từ cấp trên".