Tết ở Trường Sa
Khi đất liền hối hả đón tết thì tại Trường Sa, tết Ất Mùi cũng đang được chuẩn bị tươm tất. Những cành mai, cành đào, lá dong, gạo nếp… đã theo bốn chiếc tàu Hải Quân chuyển ra đảo hơn một tháng trước.
- 18-02-2015Tổng Bí thư trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm năm mới Ất Mùi
- 18-02-2015Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Cuộc sống sẽ dần tốt lên!
- 17-02-2015Cấm phương tiện lưu thông qua cầu Nhật Tân đêm Giao thừa
Đại tá Bùi Hải Phước, Phó Lữ đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 dẫn đầu đoàn công tác ra thăm các đảo phía nam quần đào Trường Sa cho biết, đã có hơn 15 năm ăn tết ở Trường Sa, nên trong mỗi lần dẫn đoàn công tác ra thăm dịp giáp tết, cảm nhận không khí tết ở biển khơi luôn tạo cho đại tá Phước một cảm giác ấm áp.
“Tình đồng chí, đồng đội luôn được đề cao. Ở nơi đầu sóng ngọn gió tết có ý nghĩa rất lớn bởi ngoài việc chào đón năm mới, cũng là dịp để quân dân tổng kết một năm ở giữa trùng khơi đồng thời hướng đến một năm mới trong tư thế sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, đại tá Phước nói.
Ngày giáp tết, những người lính chia nhau công việc, người gói bánh chưng, người trang trí lại bàn thờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu chào đón năm mới. Giữa trùng khơi, cái tết trở nên ấm cúng bởi tình đồng chí, tình quân dân.
Tại đảo Trường Sa Lớn, cán bộ chiến sĩ đi chúc tết những hộ dân. Những đứa công dân nhí bi bô cảm ơn và nhận bảo lì xì khiến không khí thêm phần ấm áp.
Với các chiến sĩ trẻ lần đầu tiên ra đảo công tác, đây là một cái tết rất khác biệt bởi không có người thân ở bên cạnh. Nhưng bù lại, họ nhận được sự quan tâm bảo ban của những người gắn bó lâu dài với đảo.
Chiến sĩ Nguyễn Công Huân, (ra làm nhiệm vụ và đón tết ở đảo Trường Sa Lớn) chia sẻ: “Tết ở đảo khác với đất liền. nhưng chúng em có được trải nghiệm thú vị là học gói bánh chưng bằng lá bàng vuông và những lời chúc tết theo phong cách lính, ăn tết nhưng không quên nhiệm vụ bảo vệ biển trời tổ quốc”.
Theo Trần Mai
Tuổi trẻ