MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời sự 24h: Cháy chợ Ba Đồn, 23 gian hàng bị thiêu rụi

02-01-2015 - 22:27 PM | Xã hội

Khoảng 2 giờ 25 sáng nay 02/01/2015, toàn bộ đình bán hàng điện máy, sơn, kim khí, đồ nhựa ở chợ Ba Đồn (Quảng Bình) đã bị bốc cháy.

25 năm “ăn” lương hưu người khác

Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Mạnh Sửu (nguyên phó chủ tịch UBND phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Từ năm 1986 đến tháng 3/2005, ông Sửu được giao phụ trách công tác thương binh - xã hội của UBND phường Bình Đa, sau đó bàn giao người khác để nhận nhiệm vụ mới cũng ở đơn vị này. Trong thời gian từ năm 1988 đến tháng 7/2013, ông Sửu đã tự ý ký, nhận lương hưu hằng tháng của ông Cao Hồng Định (SN 1952; hiện ngụ phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa).(Xem thêm)

Quảng Bình: Cháy chợ Ba Đồn, tổn thất hơn 50 tỷ đồng

Theo ghi nhận của người dân khu vực, đám cháy bất ngờ phát hỏa trong khi chợ Ba Đồn vẫn còn bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy, nên toàn bộ tiểu thương và các lực lượng chức năng đành bất lực trước thảm họa.

Đến 6 giờ sáng nay, toàn bộ đình bán hàng của chợ đã cháy hết, cùng với toàn bộ lượng hàng hóa chuẩn bị cho mùa Tết của gần 30 hộ tiểu thương tại đây, tổn thất ước tính trên 50 tỷ đồng. (Xem thêm)

Tiền tỉ “nuôi” đường sắt bỏ không

Tuyến đường sắt dài 31 km từ thị trấn Cầu Giát đến huyện Nghĩa Đàn bỏ không đã nhiều năm, mỗi năm ngành đường sắt phải chi ra nhiều tỉ đồng để “nuôi sống” nó. Sau nhiều năm hoạt động hiệu quả, thời gian gần đây tuyến đường này không còn những chuyến tàu chở hàng, chở khách hoạt động.

Ông Cao Tiến Hùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh, thừa nhận: “Do không có người đi lại, hàng hóa nên tàu khách đã ngừng hoạt động. Tàu chở hàng thì đến cuối năm 2012 dừng chạy vì không có đơn hàng”.

Do bỏ hoang nhiều năm nên hiện tại tuyến đường sắt này có dấu hiệu xuống cấp, nhiều đoạn cỏ dại, cây cối mọc um tùm. Các ga tàu hoang lạnh, cơ sở vật chất hư hỏng dần theo thời gian. (Xem thêm)

Tăng lương tối thiểu vùng mới: Khó cũng phải tăng lương

Kể từ ngày 1.1.2015, theo Nghị định 103/2014 của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng cho người lao động sẽ tăng tối đa 14,8% so với năm 2014.

Đáng chú ý, kể từ đầu năm 2015, mức lương trả cho NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất và phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ đã qua học nghề.

Theo quyết định của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 1.1.2015, các DN phải trả lương cho NLĐ với mức tăng tối đa là 14,8% so với năm 2014 theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng. Quy định là thế, nhưng không phải NLĐ nào cũng lập tức được hưởng mức lương mới này mà phụ thuộc vào tình hình SX-KD, thậm chí cả ý thức của mỗi DN. (Xem thêm)

Cách nào ngăn “chúa chổm” nợ bảo hiểm?

Theo BHXH Việt Nam, trong năm 2014, tình trạng doanh nghiệp nợ đọng BHXH vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng. Nhiều “chúa chổm” nợ BHXH với số tiền rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.

BHXH Việt Nam cho biết, việc tuân thủ về BHXH của nhiều đơn vị sử dụng lao động chưa nghiêm, biểu hiện là tình trạng trốn đóng BHXH, đăng ký số người tham gia BHXH và mức tiền lương, tiền công tham gia BHXH thấp hơn so với lương thực tế; cùng với đó, tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH xảy ra ở tất cả các địa phương. 

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó trưởng Ban thu BHXH Việt Nam, số nợ tính đến thời điểm 30/11/2014 là hơn 11.114 tỷ đồng, tăng hơn 455 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. (Xem thêm)

Uber không thuộc đối tượng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa có công văn gửi Hiệp hội Vận tải Taxi Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội về hoạt động của phần mềm Uber tại Việt Nam.

Theo công văn, Công ty Uber là một đơn vị kinh doanh về công nghệ theo Giấy phép kinh doanh đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp và không kinh doanh vận tải. Vì vậy, Công ty Uber không phải là đối tượng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.

Tuy nhiên, hoạt động của Công ty Uber có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh vận tải. Do đó, để bảo đảm phần mềm Uber hoạt động tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Công ty Uber và các đối tác thực hiện một số nội dung.(Xem thêm)

Xử phạt xe ô tô không sang tên đổi chủ

Bắt đầu từ năm mới 2015 nhiều quy định ,điều chỉnh mới về xử phạt vi phạm luật giao thông đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo Nghị định 171/2013, thay thế Nghị định 71, từ 1/1/2015, chủ xe ô tô các loại khi mua, được tặng, thừa kế mà không sang tên đổi chủs ẽ bị phạt 1 - 2 triệu đồng với cá nhân, 2 - 4 triệu đồng với tổ chức. Mức phạt này đã được thay đổi thấp hơn với Nghị định 71 trước đó hơn một nửa.

Còn theo Nghị định 107/2014 của Chính phủ, người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự chở hàng vượt trọng tải cho phép trên 100% sẽ bị phạt tiền từ 7 đến 8 triệu, đồng thời phải hạ phần hàng quá tải và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3 tháng. (Xem thêm)

>>>Thời sự 24h: Hỗ trợ 1 triệu đồng mỗi tháng cho người thất nghiệp học nghề

Hồng Vân

 

cucpth

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên