Thời sự 24h: Hà Nội tổ chức 31 điểm bắn pháo hoa chào đón năm Ất Mùi 2015
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chốt phương án tổ chức bắn pháo hoa ở 31 điểm để chào đón năm mới Ất Mùi 2015.
- 27-01-2015Thời sự 24h: Vợ sinh con, chồng được nghỉ tối đa 14 ngày
- 24-01-2015Thời sự 24h: Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng vụ Cục trưởng Đường sắt tử vong
- 22-01-2015Thời sự 24h: Có doanh nghiệp thưởng Tết chỉ 30.000 đồng
- 21-01-2015Thời sự 24h: Ban nội chính trung ương phân công người thay thế ông Nguyễn Bá Thanh
“Từ giờ đừng làm khó cán bộ cấp cao”
Sáng 2/2, tại Hội nghị hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn năm năm 2016 - 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & đầu tư Bùi Quang Vinh đã thẳng thắn nói như vậy với lãnh đạo địa phương.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, trong đầu tư công trước đây có tình trạng trước khi có lãnh đạo cấp cao về thăm và làm việc, địa phương thường chỉ đạo kê một loạt danh sách dự án. Có dự án chỉ là ý tưởng của chủ tịch, bảo kê làm đường nọ, kè kia, ước khoảng 700 tỉ chẳng hạn, nhiều cái không có dự toán.
Khi lãnh đạo về họp thì trình lên, kiến nghị cho làm. Các bộ ngành tháp tùng đi theo lãnh đạo cấp cao đương nhiên không biết dự án đó là thế nào, có được hỏi ý kiến thì cũng chỉ dám bảo “để nghiên cứu” nên các vị lãnh đạo thường “đồng ý về nguyên tắc”. (Xem thêm)
Hà Nội tổ chức 31 điểm bắn pháo hoa chào đón năm Ất Mùi 2015
UBND thành phố Hà Nội đã chốt phương án tổ chức bắn pháo hoa ở 31 điểm để chào đón năm mới Ất Mùi 2015.
Theo đó, các điểm bắn pháo hoa tầm cao được bố trí tại 5 điểm gồm: Hồ Hoàn Kiếm ở quận Hoàn Kiếm, Công viên Thống Nhất thuộc quận Hai Bà Trưng, Vườn hoa Lạc Long Quân ở quận Tây Hồ, Hồ Văn Quán của quận Hà Đông và Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình thuộc quận Nam Từ Liêm.
Có 25 điểm bắn pháo hoa tầm thấp ở các quận, huyện và thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội; vị trí các điểm bắn pháo hoa này do UBND quận, huyện bố trí hợp lý.
Bộ GTVT phản hồi thông tin về kiểm soát xe cá nhân
Liên quan đến thông tin Sở GTVT TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất trình UBND thành phố kiến nghị Chính phủ có giải pháp phát triển hợp lý các loại xe trên địa bàn (tăng các loại thuế mua hàng, thuế nhập khẩu, phí đăng ký sử dụng ở mức cao... với xe ô tô), Bộ GTVT đã có văn bản gửi chúng tôi phản hồi về vấn đề này.
Ngày 12/1/2015, Bộ GTVT nhận được Văn bản số 47/UBND-ĐTMT ngày 8/1/2015 của UBND TP Hồ Chí Minh báo cáo về tình hình thực hiện các giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và triển khai các giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn . (Xem thêm)
Sẵn sàng thông xe tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam
Toàn tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km sẽ thông xe vào ngày 8/2 tới. Hiện nay, các đơn vị thi công đang gấp rút thực hiện những công việc còn lại để sẵn sàng cho ngày thông xe.
Đây là tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, được khởi công từ tháng 10/2009 với tổng vốn đầu tư gần 21.000 tỷ đồng theo hình thức BOT. Sau khi thông xe toàn tuyến, đường cao tốc này sẽ có 4 làn xe lưu thông 2 chiều và 2 làn xe an toàn ở 2 bên đường, với vận tốc thiết kế 120 km/giờ.
Cao tốc hiện đại nhất nước này được đánh giá là có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi đó, ôtô từ TP.HCM đi Long Thành chỉ còn 20 phút, đi Vũng Tàu mất một giờ 20 phút và đi Dầu Giây chỉ còn một giờ. (Xem thêm)
Xã hội hóa chợ nông thôn mới: Người dân ôm nợ
Chợ được xây dựng từ tiền đóng góp nhưng không hoạt động đã gây bức xúc cho người dân tại nhiều địa phương của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Để đạt tiêu chí xã văn hóa, xã nông thôn mới, chính quyền địa phương đến vận động người dân bỏ quỹ đất, đầu tư kinh phí để xây dựng chợ. Sau khi ra mắt xã văn hóa xong, chính quyền địa phương lại không tích cực vận động các hộ tiểu thương vào chợ mua bán, kinh doanh để ngôi chợ này bỏ hoang, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Đó là trường hợp gây bức xúc tại nhiều địa phương của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Được chính quyền địa phương vận động, hộ bà Trần Thị Kim Xuân, ở xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đầu tư trên 6 tỷ đồng xây dựng chợ trung tâm xã. Ngôi chợ này xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới, trên diện tích 5.000 mét vuông đất, phục vụ cho khoảng 200 hộ tiểu thương mua bán . (Xem thêm)
Tăng lương tối thiểu vùng mới: “Doanh nghiệp khó mấy cũng nên tăng!”
Ông Nguyễn Anh Tuấn, viện trưởng viện năng suất Việt Nam cho rằng doanh nghiệp dù “khó mấy cũng nên tăng”, đừng nghĩ đơn thuần rằng việc tăng lương sẽ làm giảm yếu tố cạnh tranh. Theo Nghị định 103 của Chính phủ, từ ngày 1/1/2015, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng khoảng 15% so với mức cũ (400.000 đồng/tháng).
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Bình, Phó tổng giám đốc Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình cho hay, nhiều doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp đã áp dụng tăng lương tối thiểu theo đúng quy định.
“Khu công nghiệp chúng tôi chủ yếu là doanh nghiệp Nhật và Hàn Quốc. Họ không kêu ca về mức tăng cao hay thấp, bởi dù tăng thì mức lương này vẫn thấp hơn so với mặt bằng nhiều nước. Tuy nhiên họ phàn nàn về thời điểm tăng lương”, ông Bình nói. (Xem thêm)
>>>Thời sự 24h: 22 cán bộ vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Hồng Vân