Tinh giản 10% biên chế có khả thi hay không là do người đứng đầu
Đại diện Bộ Nội vụ cho rằng để thực hiện khả thi phương án này, người đứng đầu mỗi cơ quan phải nêu cao trách nhiệm.
- 06-05-2015Tinh giản biên chế: Phải xóa tư tưởng không giảm 'con ông cháu cha'
- 23-04-2015Nghị quyết số 39 về tinh giản biên chế: Dư luận nói gì?
- 20-04-2015Nội dung chính Nghị quyết của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế
- 22-03-2015Xã hội hóa một số lĩnh vực công để thực hiện tinh giản biên chế
- 22-03-20156 giải pháp để thực hiện tinh giản biên chế hiệu quả
Sáng 7/5, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức gặp mặt báo chí thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Nội vụ đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến 30 thủ khoa trượt xét tuyển không qua thi công chức tại Hà Nội; Nghị quyết 39 về tinh giảm 10% biên chế vào năm 2021.
Bộ Nội vụ họp báo thường kỳ
Trả lời câu hỏi về việc cuối tháng 4 vừa qua, Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức sát hạch 63 ứng viên được xét tuyển thẳng vào công chức Hà Nội, trong đó có tới 30 ứng viên không vượt qua kỳ sát hạch, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết: Luật Cán bộ công chức quy định tuyển dụng cán bộ công chức qua kỳ thi, tuy nhiên Luật cũng có điều khoản, chính sách thu hút tài năng vào trong hoạt động công vụ.
Trường hợp thành phố Hà Nội xét tuyển không qua thi là những người tốt nghiệp thủ khoa, xuất sắc, có học hàm, học vị ở nước ngoài là việc làm đảm bảo đúng quy định trình tự, đảm bảo công bằng, khách quan. Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng 30 thủ khoa trượt xét tuyển là do bằng cấp chưa phù hợp với lĩnh vực đào tạo và chuyên môn công tác.
“Một người tốt nghiệp Toán học đưa về làm tổ chức cán bộ, trái ngành nên rất khó. Đầu tiên phải phù hợp với ngành công tác mới đáp ứng được. Có thể hội đồng sát hạch thấy không phù hợp nên không thực hiện. Học một đằng đi làm một nẻo rất lãng phí. Không được tuyển dụng ở cơ quan này, nhưng còn nhiều con đường khác. Tất cả mọi người có cơ hội tham gia đăng ký nhiều lĩnh vực chứ không chỉ công chức”, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn lý giải.
Trả lời câu hỏi thời gian qua tại Khánh Hòa miễn thi tuyển công chức cho những người tốt nghiệp loại giỏi, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng tới đây, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu đối chiếu với Nghị định 24. Đồng thời khẳng định Bộ ủng hộ địa phương có những sáng kiến, việc làm mới trong tuyển dụng công chức, miễn là giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, phải làm thí điểm, trên cơ sở có hiệu quả mới xây dựng chính sách và thực hiện trong cả nước, đảm bảo mọi cơ quan tổ chức từ trung ương đến địa phương tuân thủ quy định của pháp luật.
Trả lời câu hỏi về tính khả thi của Nghị quyết 39 về tinh giảm 10% biên chế từ nay đến năm 2021, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ Thái Quang Toản cho rằng, đây là nội dung có tính khả thi, tuy nhiên, rất cần nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.
“Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị yêu cầu tinh giản 10% biên chế, người đứng đầu các cơ quan phải có trách nhiệm nếu đưa những người không đáp ứng yêu cầu diện tinh giảm biên chế. Đề án tinh giảm biên chế và cơ cấu lại cán bộ công chức viên chức cần đưa định mức tỷ lệ phần trăm tối thiểu để có mục tiêu phấn đấu”, ông Toản nêu rõ.
>>>Xét tuyển công chức: Bằng cấp tốt liệu đã đủ?
Theo Lại Hoa