Uber và câu chuyện quản lý kinh doanh
Uber là phần mềm tìm kiếm khách hàng cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận tải và đang mở rộng cửa cho mọi người. Nhưng quản lý thế nào lại là chuyện khác.
- 26-12-2014Rắc rối của Uber ở Hàn Quốc
- 23-12-2014Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị thanh tra DN vận tải sử dụng Uber
- 20-12-2014Uber taxi đề xuất điều hành xe liên kết tại Hà Nội
- 18-12-2014Thủ tướng chỉ đạo xem xét hoạt động dịch vụ taxi Uber
- 18-12-2014Ngành thuế khẳng định phương án quản lý taxi Uber là khả thi
Hiến pháp trao quyền tự do kinh doanh trong các ngành nghề pháp luật không cấm cho mọi tổ chức, cá nhân, nhưng mọi việc cũng không đơn giản như vậy.
Uber là dịch vụ hoạt động trên nền điện thoại dưới dạng ứng dụng, giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế. Điều kiện để trở thành tài xế của Uber bao gồm giấy phép lái xe, bảo hiểm ô tô thương mại và và tỷ lệ ăn chia trên doanh thu giữa Uber và chủ xe là 80% và 20% trên cước phí cho mỗi chuyến.
Thực tế, cho đến nay, cơ quan nhà nước chưa có được số lượng chính xác đã có bao nhiêu xe ô tô đăng ký tham gia sử dụng phần mềm này. Và việc đưa xe cá nhân vào kinh doanh vận tải sẽ gây ra những rủi ro về pháp lý cho cả chủ xe và lái xe.
Rủi ro ở đây là các xe cá nhân, muốn chuyển sang kinh doanh vận tải, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định tại nghị định 86 của Chính phủ, nếu không sẽ bị phạt.
Nghị định này cũng quy định hiện có 5 loại hình kinh doanh vận tải bao gồm kinh doanh vận tải xe khách tuyến cố định, xe bus, xe taxi, xe hợp đồng và vận tải hành khách du lịch.
Tại buổi làm việc với Uber hơn một tuần trước đây, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Uber chỉ ký hợp đồng dịch vụ với các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện kinh doanh vận tải theo nghị định 86, với 5 loại hình đã được quy định.