MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ủy ban kinh tế QH bắt đầu 'nóng ruột' vì nông nghiệp

30-04-2014 - 08:25 AM | Xã hội

Có quá nhiều vấn đề trong nông nghiệp cần được giải quyết cấp bách khi tình trạng người nông dân bỏ ruộng, còn quản lý ngành lại có nhiều sơ hở...

Theo đó, bên cạnh những mặt đã đạt được như: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế và kinh tế từng bước phục hồi... nhiều vấn đề tồn tại cũng được đề cập.

Cụ thể, kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc; bội chi ngân sách cao; hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tính bền vững của giảm nghèo còn thấp...

Đặc biệt, thực trạng nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có quá nhiều vấn đề đáng báo động. Tình trạng người nông dân bỏ đất sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp ngày càng giảm; việc quản lý chất lượng giống, phân bón nông nghiệp; vấn đề dịch bệnh...

Thực tế chuyện người nông dân một nắng hai sương nhưng cuối cùng họ cũng chẳng thu về được là bao đã diễn ra nhiều năm qua.

Ở phía Bắc nhiều người trồng lúa đã tính toán: làm một sào lúa sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng họ chỉ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng, tương đương với hai bát phở ở thành phố, họ đã viết đơn xin trả lại ruộng hoặc bỏ hoang.

Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã chỉ thẳng: người nông dân luôn bị thiệt thòi vì họ gần như không có tiếng nói với chính sản phẩm của mình.

"Cơ chế đẻ ra chỉ phục vụ cho các công ty thu mua. Rõ ràng phân tích chuỗi lúa gạo thấy miếng bánh dành cho trung gian thu mua, chế biến chiếm nhiều và rất không công bằng với người sản xuất. Cơ chế thu mua lúa gạo của nông dân với giá rẻ sau đó ghìm lại để bán với giá đắt là một cách làm “chộp giật”, trong khi người dân chẳng có quyền để bảo vệ sản phẩm của mình, chẳng có ai bảo vệ", bà Hòa nói.

Vì lẽ đó, mới đây ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của QH cho biết sẽ đưa vấn đề nông dân bỏ ruộng tại kỳ họp Quốc hội sắp tới để Quốc hội, Chính phủ có chính sách thiết thực cho nông dân.

Còn đại biểu Trần Du Lịch đề xuất cần một chính sách đột phá từ phía cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tái cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Theo Phương Uyên

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên