Thời thanh toán không tiền mặt, đưa lì xì cho mẹ giữ bỗng thành chuyện hiển nhiên
Gội đầu, trà đá đều có thể quét QR hoặc chuyển khoản. Lì xì cũng tương tự. Tuy nhiên, vì ví điện tử hay ngân hàng số giới hạn độ tuổi sử dụng nên việc đưa lì xì mẹ “giữ hộ” bỗng thành chuyện hiển nhiên.
- 20-01-2023Nhận được tiền chuyển nhầm rồi rút ra sử dụng sẽ bị xử lý ra sao?
- 20-01-2023Vì sao người rút tiền mặt Tết năm nay ít hơn hẳn mọi năm?
- 20-01-2023Về quê ăn Tết ở đâu cũng nhận chuyển khoản, đi gội đầu quét QR, shipper còn chuyển lại tiền thừa quá xịn
Từ lâu, mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh những cây mai, cành đào, bánh chưng, bánh tét, và không thể thiếu các phong bao lì xì.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán không tiền mặt đã nở rộ và phát triển mạnh mẽ, những phong bao lì xì cũng đã được “số hóa” với nhiều hình ảnh, lời chúc và màu sắc sinh động hơn.
Chị Lý Tú Anh, ngụ tại quận 7, TP.HCM chia sẻ, từ lâu với các hoạt động hiếu hỷ, chị đã không còn sử dụng tiền mặt. Thay vào đó là quét mã QR hoặc chuyển khoản.
“Từ hồi trước dịch, mình đã bắt đầu không dùng tiền mặt. Trong một tiệc cưới mình mới tham dự gần đây, quầy đón khách cũng đã chuẩn bị sẵn mã QR để khách mời có thể dễ dàng gửi tiền mừng. Trong dịp Tết này, khi muốn mừng tuổi mình cũng ưu tiên chuyển khoản. Vừa tiện lợi, hình ảnh lại sinh động, và được chọn những con số mang ý nghĩa may mắn như 999.999, 888.888,..”, chị Tú Anh chia sẻ
Mặc dù tiện lợi, sinh động và linh hoạt, song lì xì thông qua các hình thức này lại không đến trực tiếp được với trẻ nhỏ.
Cụ thể, theo quy định của Thông tư 23/2014/TT-NHNN, "Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán;
c) Người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.
Không chỉ ở dừng lại ở đó, ví điện tử hiện nay cũng đã có yêu cầu người dùng phải xác thực danh tính bằng chứng minh thư và liên kết với tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch.
Vì lẽ đó, tiền mừng tuổi của các em nhỏ qua kênh chuyển khoản hoặc ví điện tử đều phải có sự kiểm soát của bố mẹ.
Mặc dù thanh toán không tiền mặt phát triển mạnh song việc nên lì xì qua chuyển khoản hay tiền mặt cũng đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
Như chị Nguyễn Tú Vy, ngụ tại quận 3 TP.HCM có chia sẻ, trong dịp Tết lì xì đã trở thành “nguồn thu nhập chính” của gia đình. Vì lẽ đó, việc này cũng phải được kiểm đếm và lên kế hoạch đầy đủ.
“Lì xì từ ông bà, họ hàng của 2 bé nhà mình hằng năm là gần 7 triệu đồng, khoản này tương đương với gần 1 tháng lương của một người đi làm. Các cháu cũng còn quá nhỏ, không thể quản lý. Do đó, để phụ huynh giữ theo mình là hợp lý nhất. Mình cũng rất ủng hộ việc lì xì qua chuyển khoản. Điều đó giúp phụ huynh dễ kiểm đếm, đồng thời ghi nhận người đã lì xì, tránh việc quên hiếu hỷ với những người đã mừng tuổi con mình”, chị Vy chia sẻ.
Anh Trần Văn Hòa ngụ tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang lại có góc nhìn khác. Theo anh, lì xì là những khoản tiền nhỏ, gửi gắm lời chúc tốt đẹp, niềm vui cho các cháu thiếu nhi. Anh vẫn kiên trì với lối truyền thống.
“Mấy năm trở lại đây do bệnh dịch mà các em phải xa quê. Xuân này, các bạn về được đến đây và chúc Tết là điều đáng quý. Công sức các cháu nghĩ lời hiếu kính cho người lớn cũng rất vất vả. Lì xì qua ngân hàng em lại không nhận được. Vì vậy năm nay mình vẫn giữ nguyên bao lì xì truyền thống”, anh Hòa chia sẻ.
Nhịp sống Thị trường