MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời thơ ấu của vĩ nhân vĩ đại nhất thế kỷ XX: Chậm phát triển, 'chúa' xao nhãng học hành, bị đuổi học và bị chê sẽ không làm nên trò trống gì!

05-10-2017 - 21:00 PM | Sống

"Ông chậm biết nói", đó là câu đầu tiên Walter Isaacson mở đầu mô tả về thủa thơ ấu của vĩ nhân vĩ đại nhất thế kỷ XX- Albert Einstein trong cuốn sách về ông. Chính Einstein cũng từng nhớ lại: "Cha mẹ tôi lo đến mức họ phải nhờ bác sỹ khám". Ngay cả sau khi ông bắt đầu biết nói, lúc hơn hai tuổi, ông mắc một tật khiến người bảo mẫu của gia đình đặt cho ông cái tên "der Depperte" – cậu nhóc, còn những thành viên khác trong gia đình xem ông "gần như chậm phát triển".

Một cậu bé chậm nói, chậm phát triển

"Ông chậm biết nói", đó là câu đầu tiên Walter Isaacson mở đầu mô tả về thủa thơ ấu của vĩ nhân vĩ đại nhất thế kỷ XX- Albert Einstein trong cuốn sách về ông. Chính Einstein cũng từng nhớ lại: "Cha mẹ tôi lo đến mức họ phải nhờ bác sỹ khám". Ngay cả sau khi ông bắt đầu biết nói, lúc hơn hai tuổi, ông mắc một tật khiến người bảo mẫu của gia đình đặt cho ông cái tên "der Depperte" – cậu nhóc, còn những thành viên khác trong gia đình xem ông "gần như chậm phát triển".

Mỗi khi có điều gì muốn nói, ông thử lẩm nhẩm với chính mình trước, cho đến khi nó nghe rành mạch đủ để phát thành tiếng. Người em gái mà ông rất mực quý mến- Maja Einstein nhớ lại: "Mỗi câu anh ấy nói ra, bất kể nó thông thường thế nào đi nữa, anh ấy đều lẩm nhẩm lặp lại". Theo bà, chuyện đó thật đáng lo: "Anh ấy gặp khó khăn với ngôn ngữ đến mức những người xung quanh đều sợ anh ấy chẳng bao giờ học nổi."

Sự chậm phát triển của ông lại kết hợp với tính nổi loạn bất tuân quyền uy, khiến một giáo viên đuổi học ông còn một giáo viên khác làm câu chuyện trở nên lý thú khi cho rằng ông sẽ chẳng bao giờ làm nên trò trống gì. Những điểm này đã biến Einstein thành vị thánh bảo hộ cho những học sinh xao lãng ở khắp nơi. Cũng chính những đặc điểm này đã giúp ông trở thành, như sau này ông ngờ ngợ, thiên tài khoa học sáng tạo nhất thời hiện đại.

Sự tự mãn xem thường quyền lực của ông dẫn ông đến việc nghi ngờ những kiến thức đã được thừa nhận theo lối mà những sinh viên được đào tạo bài bản ở các học viện chẳng bao giờ thấy cần phải đặt lại vấn đề. Còn về chuyện chậm biết nói của mình, ông tin rằng chính nó cho phép ông không khỏi kinh ngạc khi quan sát các hiện tượng hằng ngày mà những người khác cho là hiển nhiên.

Einstein có lần giải thích: "Khi tôi tự hỏi làm thế nào tôi lại là người khám phá ra Thuyết Tương đối,thì có vẻ nguyên do nằm ở hoàn cảnh sau đây. Những người lớn bình thường chẳng bận tâm suy nghĩ về các vấn đề không gian và thời gian. Đây là những điều màngười ta thường chỉ nghĩ khi còn nhỏ. Nhưng tôi phát triển chậm đến mức mãi đến khi trưởng thành, tôi mới bắt đầu thắc mắc về không gian và thời gian. Bởi thế mà tôi có thể tìm hiểu vấn đề này sâu hơn một đứa trẻ bình thường."

Có lẽ các vấn đề về sự chậm phát triển của Einstein đã bị nói quá, nhưng trong suốt cuộc đời ông đúng là mắc một dạng nhẹ của chứng nhại lời. Điều này khiến ông lẩm bẩm nhắc lại các cụm từ hai hay ba lần, đặc biệt nếu chúng làm ông thích thú. Ông thường thích suy nghĩ bằng hình ảnh, nhất là trong những thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng, chẳng hạn tưởng tượng ra mình đang quan sát những tia sét khi ngồi trên một tàu lửa đang chuyển động, hoặc trải nghiệm trọng lực khi đứng trong một thang máy đang rơi. Sau này, ông nói với một nhà tâm lý học: "Tôi rất hiếm khi nghĩ bằng lời. Một ýnghĩ nảy ra, và sau đó tôi mới có thể cố diễn tả nó bằng lời."

Bác bỏ vai trò của gốc gác Do Thái

Có một điều hiếm người biết là Einstein thường bác bỏ vai trò của di sản mà ông được thừa hưởng đối vớiquá trình định hình con người ông. Lúc cuối đời, ông có nói với một người bạn: "Việc tìm hiểu tổ tiên của tôi chẳng dẫn đến đâu đâu." Tuy nhiên theo Isaacson, điều đó không hoàn toàn đúng. Ông may mắn được sinh ra trong một gia đình có trí tuệ, có lối suy nghĩ độc lập, biết xem trọng giáo dục, và cuộc sống của ông chắc chắn chịu ảnh hưởng, theo cả hướng tốt đẹp lẫn bi kịch, do thuộc về một di sản tôn giáo có truyền thống trí tuệ nổi trội và có một lịch sử vừa là kẻ ngoài cuộc vừa lang thang nay đây mai đó.

Cả hai bên nội ngoại gia đình của Einstein, trong ít nhất hai thế kỷ, đều là thương nhân và dân buôn bán người Do Thái, có mức sống khiêm tốn tại những làng quê thuộc vùng Swabia, phía tây nam nước Đức. Sau mỗi thế hệ, họ ngày càng hòa nhập vào nền văn hóa Đức mà họ yêu mến, hay chí ít là họ nghĩ vậy. Mặc dù có văn hóa và bản năng Do Thái, nhưng họ không mấy quan tâm tới tôn giáo của người Do Thái hay các nghi lễ của nó.

Cha của Einstein, ông Hermann, sinh năm 1847 tại ngôi làng Buchau ở Swabia, nơi có cộng đồng người DoThái phát triển, và họ bắt đầu được hưởng quyền làm bất cứ nghề nào. Hermann thể hiện "thiên hướng toán học rõ rệt", và gia đình ông đủ sức cho ông đi học trung học ở ngôi trường ở Stuttgart cách làng 75 dặm về phía bắc. Thế nhưng họ không đủ tiền cho ông được học đại học, do hầu hết các trường đều không nhận người Do Thái trong bất cứ trường hợp nào, vì vậy ông trở về Buchau và bắt đầu kinh doanh.

Vài năm sau đó, Hermann cùng cha mẹ tham gia cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái ở các vùng nông thôn nước Đức tới các trung tâm công nghiệp hồi cuối thế kỷ XIX, cả gia đình chuyển tới thành phố Ulm thịnh vượng hơn, cách đó 35 dặm.

Ở đó, ông chung vốn mở một công ty nệm lông vũ với người anh họ. Theo lời kể lại ông là người "cực kỳ thân thiện, nhẹ nhàng và sáng suốt". Với bản tính nhẹ nhàng dễ biến thành tính dễ bị sai khiến, Hermann cho thấy mình không thích hợp làm doanh nhân, và mãi mãi không có óc thực tế trong các vấn đề tài chính. Nhưng tính nhẫn nhịn đó quả thật khiến ông rất thích hợp trong vai trò người đàn ông tốt bụng của gia đình, và là người chồng tốt của một người vợ cương quyết. Năm 29 tuổi, ông cưới Pauline Koch, cô kém ông 11 tuổi.

Cha của Pauline, JuliusKoch, đã gây dựng một sản nghiệp đáng kể bằng nghề buôn bán ngũ cốc và cung cấp hàng hóa cho cung điện hoàng gia Württemberg. Pauline thừa hưởng óc thực tế của cha mình, nhưng bà đã thêm vào tính khí khắc khổ đó chút dí dỏm, hài hước. Theo ý kiến chung, cuộc hôn nhân giữa Hermann và Pauline khá hạnh phúc, tính cách mạnh mẽ của bà rất "hài hòa" với sự thụ động nơi ông.

Ngày ngày 14 tháng Ba năm 1879, con trai đầu lòng của họ cất tiếng khóc chào đời ở Ulm. Ban đầu, Pauline và Hermann định đặt tên cho cậu bé là Abraham theo tên của ông nội. Nhưng rồi họ cảm thấy cái tên đó nghe "Do Thái quá". Vì vậy, họ giữ chữ cái đầu là A và đặt cho cậu bé cái tên Albert Einstein.

Theo Thảo Nguyên

Trí thức trẻ

Trở lên trên