MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7, tiền lương tháng đóng BHXH sẽ thay đổi thế nào?

Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7.

Trả lời công văn số 1167/BLĐTBXH-QHLĐTL ngày 22/3/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, tại văn bản số 1943/BNV-TL ngày 10/4/2024, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:

Thống nhất sự cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thực hiện từ ngày 1/7/2024; đồng thời, đề nghị rà soát việc điều chỉnh mức lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019.

Theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu vùng được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất như sau:

VùngMức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: Đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: Đồng/giờ)
I
4.960.00023.800
II4.410.00021.200
III3.860.00018.600
IV3.450.00016.600

Như vậy, so với quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, dự kiến tăng như sau:

Vùng I tăng 280.000 đồng; Vùng II tăng 250.000 đồng; Vùng III tăng 220.000 đồng; Vùng IV tăng 200.000 đồng./.

Lương tối thiểu vùng ảnh hưởng như thế nào đến tiền đóng bảo hiểm?

Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một khoản tiền nhất định để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Tiền lương làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm trên chính là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, tiền lương này bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể và được chi trả thường xuyên trong kì trả lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Trong đó, người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, có thể thấy, lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp sẽ phải điều chỉnh tăng để đảm bảo cao hơn hoặc bằng mức tiền lương tối thiểu vùng mới.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?

Theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã dẫn chiếu ở trên, mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH được xác định như sau:

- Người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

- Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

Hoàng Nguyễn

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên