Thứ cây mọc hoang dùng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim cực tốt: Mọc nhiều ở núi đá vôi Việt Nam
Nhồi máu cơ tim cấp vẫn có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh và uống nước sắc củ Dong riềng đỏ.
- 24-01-20223 dấu hiệu ở lưỡi chứng tỏ tim không khỏe, tuần hoàn máu đang gặp họa, nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch ở mức báo động
- 19-01-2022Cha dạy con trai lớp 3 học tức giận đến mức nhồi máu cơ tim: Chuyên gia "mách nước" để mỗi lần con học bài không còn như tra tấn
- 09-01-20224 món ăn "khoái khẩu" này chính là "chất xúc tác" gây nhồi máu não, nguy hiểm tính mạng, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn hàng ngày
Theo Lương Y Nguyễn Đình Cự (Thái Bình), nhồi máu cơ tim cấp thường xảy ra khi dòng máu chảy trong động mạch vành - động mạch chính cấp máu nuôi dưỡng tim đột ngột bị suy giảm.
Sự suy giảm này gây ra bởi hiện tượng tắc nghẽn trong lòng động mạch vành do mảng xơ vữa động mạch hoặc do cục máu đông hình thành tại chỗ hoặc từ nơi khác di chuyển đến. Trong một số ít trượng hợp, nhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra ở những bệnh nhân tim bẩm sinh do co thắt mạch vành hoặc do các bệnh tự miễn...
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào vị trí động mạch bị tắc và vùng cơ tim được động mạch đó nuôi dưỡng. Với những bệnh nhân có tổn thương tim nặng, bệnh nhân có thể bị vỡ cơ tim do hoại tử vùng thiếu máu nuôi dưỡng, với biến chứng này, rất khó để cứu sống được bệnh nhân.
Nhồi máu cơ tim cấp thường bị đau ngực, đau lan rộng ra vai trái, lan xuống cánh tay, có một số trường hợp đau xiên ra sau lưng, đau xuống bụng hoặc đau lan lên góc hàm. Tuy nhiên, có tới 50% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp mà không có triệu chứng đau ngực và dấu hiệu báo trước. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho quá trình chẩn đoán và xử trí.
Nhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nhưng theo kinh nghiệm trong lâm sàng và y văn thì nhồi máu cơ tim cấp hay xảy ra vào buổi sáng, khoảng vài giờ sau khi thức giấc.
Dong riềng đỏ được trồng ở những vùng núi phía Bắc trên những núi đá vôi, những vùng nhiệt đới là điều kiện giúp loài cây này phát triển. Ảnh: NVCC.
Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu nội khoa có tỷ lệ tử vong rất cao nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được:
- Không hút hoặc bỏ thuốc lá,
- Rèn luyện thể lực,
- Tránh béo phì,
- Kiểm soát huyết áp.
Phương pháp dự phòng kinh điển của Y học hiện đại là cho bệnh nhân uống Aspirin liều thấp 100mg/ngày nhưng Aspirin có thể gây biến chứng viêm loét dạ dày nên nhiều người không dùng được.
"Thay vào đó, mọi người nên dùng nước sắc củ Dong riềng đỏ uống thay trà hàng ngày với liều 20gram. Thân củ khô giúp trợ tim, làm tan cục máu đông, làm sạch lòng mạch vành, ức chế rối loạn dẫn truyền thần kinh, chống co thắt mạch vành, giúp phòng tránh nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả", Lương y Cự cho hay.
Ngoài ra, công dụng của củ Dong riềng đỏ được công bố trong Công trình nghiên cứu của Viện y học bản địa Việt Nam cho thấy, ở những vùng đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc (nơi cây Dong riềng đỏ phát triển tốt, đặc biệt là những vách núi đá vôi) có tập quán dùng Dong riềng đỏ làm thực phẩm có tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch thấp hơn rất nhiều. Tỷ lệ này nằm ở mức lý tưởng so với nhưng nơi không có tập quán dùng Dong riềng đỏ.
Lương Y Nguyễn Đình Cự cho biết thêm, ngoài công dụng phòng ngừa nhồi máu cơ tim, Dong riềng đỏ còn có công dụng phòng ngừa đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim cục bộ, rối loạn thần kinh tim, an thần tạo giấc ngủ tự nhiên.
Các thành phần từ cây Dong riềng đỏ đã được nhận diện đúng về hình thái thực vật, được thu hái đúng mùa vụ, bào chế đúng phương pháp.
- Cách chế biến: Ngâm củ trong nước, rửa sạch, cắt nhỏ, thái mỏng và phơi sấy khô.
- Cách sử dụng: Sắc với nước sôi từ 45 – 60 phút. Sau đó chắt ra uống hàng ngày tùy theo nhu cầu. Nước hãm có màu nâu đen, có hương vị đặc trưng của Dong riềng đỏ.
- Bảo quản: Phần phơi khô bảo quản trong lọ kín ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nước hãm bảo quản ấm trong bình cách nhiệt, uống hết trong ngày.
Doanh nghiệp và tiếp thị