Thủ khoa nghèo và công tử giàu cùng được số phận ưu ái nhưng đều vấp ngã không thể gượng dậy: Chẳng phải gia cảnh, đây mới là thứ quyết định liệu bạn có "chìm" khi gặp "bão"
Gia cảnh hay trí tuệ cũng không thể cứu nổi bạn trước bão giông cuộc đời nếu bạn thiếu mất khả năng quan trọng này.
- 17-11-2021Ái nữ "tài sắc vẹn toàn" của Chủ tịch Ngân hàng AIIB: Đỗ Tiến sĩ Harvard ở tuổi 26, trở thành giáo sư kinh tế vĩ mô trẻ nhất trường chỉ sau 3 năm
- 10-11-2021Triệu phú Anh bỏ phố về quê, đầu tư hẳn máy kéo Lamborghini làm nông nhưng chỉ thu về 4 triệu VNĐ/năm: Cuộc sống "nuôi cá trồng rau" hóa ra không chỉ màu hồng
- 03-11-2021Vì sao xe cứu hỏa màu đỏ còn xe buýt trường học màu vàng, dù đều là xe ưu tiên: Câu hỏi trẻ con khiến 50 doanh nhân "cứng họng", nhưng là mấu chốt thành công trong kinh doanh
Lưu Kỳ là học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) năm 2002. Thế nhưng, trớ trêu thay, anh lại thường bị lấy làm ví dụ tiêu cực vì ăn bám gia đình.
Sinh ra tại một ngôi làng nghèo, Lưu Kỳ vốn luôn cảm thấy lạc lõng với cuộc sống. Nếu không phải được số mệnh ưu ái, có lẽ anh đã sớm phải lao đi kiếm sống.
Tin rằng chăm chỉ học tập có thể thay đổi vận mạnh, chàng trai trẻ tìm cách đỗ vào những trường công lập tốt nhất khu vực. Rốt cuộc, Lưu Kỳ đã đứng đầu kỳ thi đại học toàn tỉnh với số điểm 654. Từ một cậu học sinh nghèo vượt khó, anh trở thành cái tên được báo đài khắp nơi đến phỏng vấn.
Điểm số của Lưu Kỳ đủ để vào ĐH Thanh Hoa, với một điều kiện là anh phải làm việc ở nước ngoài trong 5 năm sau khi tốt nghiệp. Không muốn con phải chịu khổ, cha mẹ đã khuyên anh vào ĐH Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh.
Sau khi tốt nghiệp, tuy Lưu Kỳ có xuất phát điểm cao hơn mọi người nhưng cuộc đời lại bắt đầu xuống dốc. Anh đi khắp cả nước tìm việc, nhưng không trụ lại được chỗ nào quá một năm, thậm chí có khi chỉ duy trì được vài tháng. Nguyên nhân là do mức lương và triển vọng phát triển không được như anh kỳ vọng.
Năm 2011, Lưu Kỳ về quê chịu tang bà, tranh thủ nghỉ ngơi một khoảng thời gian. Không ai ngờ rằng, khoảng thời gian này kéo dài đến tận 9 năm.
Lưu Kỳ (bên trái) và cha mẹ của anh
***
Ở Nhật Bản cũng có một trường hợp tương tự như vậy, đó là cụ ông 68 tuổi có tên Maeda Yoshihisa. Suốt hơn mấy chục năm, ông không kết hôn, chỉ sống nhờ tài sản của cha mẹ để lại. Rác thải cứ chất thành núi trong nhà.
Ông Yoshihisa vốn là con nhà dòng dõi, gia thế giàu có, sở hữu bất động sản nhiều đến mức không kể xiết. Bước ngoặt xảy đến khi ông liên tiếp thi trượt kỳ tuyển sinh đại học. Trong khi bạn bè cùng trang lứa đều đỗ vào các trường tốt như ĐH Waseda, ĐH Waseda…, ông là người duy nhất bị bỏ lại.
Không có bằng cấp, ông Yoshihisa chỉ có thể làm lao động chân tay. Từ công tử con nhà giàu, ông trở thành kẻ cùng đinh của xã hội.
Áp lực cuộc sống và tâm trạng u uất lại càng khiến ông Yoshihisa uống rượu nhiều, gây tổn thương thận. Ông dần dần không làm được việc nặng, nên bị đuổi việc.
Cuối cùng, ông Yoshihisa trốn ở nhà với gia đình, sống một cuộc đời của một hikikomori. Đến lúc cha mẹ qua đời, ông thừa kế mọi thứ và xác định sẽ tự kết liễu đời mình sau khi tiêu hết khối gia sản khổng lồ này.
Ông cụ Maeda Yoshihisa sống trong căn nhà toàn rác thải
***
Trong hai ví dụ trên, một người sinh ra trong gia đình nghèo khó, một người xuất thân từ gia đình quý tộc. Họ từng có cuộc sống tốt, nhưng sau cú trượt dài thì lại đều không thể gượng dậy.
Nhìn vào cuộc sống, chúng ta không thể không suy ngẫm, tại sao một cuộc đời có thế kết thúc như vậy? Họ không làm việc đủ chăm chỉ? Có phải họ đã bước sai một lần, sau đó cứ sai mãi?
Nếu nhìn vào lịch sử, chúng ta sẽ thấy câu trả lời có thể không đơn giản như vậy.
Tăng Quốc Phiên thuộc nhóm "tứ đại danh thần" cuối thời nhà Thanh, đồng thời cũng là một chuyên gia về quân sự, một nhà chiến lược cao thâm. Tương truyền, sau khi thi đỗ, ông đã vào viện Hàn lâm để tiếp tục học tập.
Sau 3 năm cày cuốc, Tăng Quốc Phiên phải thi tốt nghiệp. Có tổng cộng 124 thí sinh tham gia, những ai có kết quả tệ sẽ bị đuổi khỏi viện Hàn lâm.
Đến lúc này, ông mới cảm thấy hối tiếc: "Thật thảm hại! Trong 3 năm qua, ta chẳng học tập gì mà chỉ mải chơi bời".
Tuy vậy, Tăng Quốc Phiên vẫn đi thi, nhận đề và làm bài như bao thí sinh khác. Khổ nỗi là khi gần hết giờ, ông nhận ra rằng mình đã lạc đề. Không còn thời gian sửa sai, ông đành nộp bài viết mà chính bản thân ông cũng thấy rất tệ.
Lạc đề là điều mà mọi thí sinh từ trước đến nay đều sợ. Bạn làm bài tệ nhưng vẫn đúng đề, chí ít còn được chút điểm. Thế nhưng, một khi đã lạc đề, đến chút điểm cũng chẳng thể có.
Sau khi về nhà, Tăng Quốc Phiên đã đóng gói đồ đạc để chuẩn bị hồi hương. Ông chắc chắn rằng mình sẽ trượt, cũng không thiết tha hay mong ngóng gì kết quả thi nữa. Tuy nhiên, đến ngày công bố kết quả thì bạn bè lại kéo đến nhà chúc mừng ông đỗ cao.
Liệu có sự nhầm lẫn gì ở đây không?
Ban đầu, Tăng Quốc Phiên ngờ rằng có vấn đề trong khâu chấm thi, nhưng không phải. Hóa ra, hầu hết các thí sinh đều mang phao vào phòng thi, nên bị chặn ngay từ bên ngoài, đánh đòn và đuổi về.
Lúc này, vị đại thần nổi tiếng mới biết rằng không chỉ mình mà những người khác cũng không chuẩn bị cho kỳ thi. Họ tự cho mình thông minh, nghĩ rằng có thể quay cóp trót lọt. Tuy nhiên, đó lại là hành động dại dột, dùng thân mình làm bàn đạp cho một người viết lạc đề như Tăng Quốc Phiên thi đỗ.
***
Trường hợp của Tăng Quốc Phiên chứng minh một điều: trong cuộc sống, chúng ta hoàn toàn có thể nằm không mà vẫn thắng.
Khi đối phương cũng đang lo lắng như bạn, anh ta sẽ càng suy tính nhiều, hành động sẽ càng phức tạp, từ đó sẽ càng dễ sai lầm. Bạn chỉ cần đơn giản hóa hành động của mình, làm những điều cơ bản nhất là sẽ đảm bảo chiến thắng.
Còn với Lưu Kỳ và Maeda Yoshihisa, họ có khả năng phục hồi tốt về thể chất, nhưng lại thiếu khả năng phục hồi tốt về mặt tinh thần.
Cơ thể con người có khả năng thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt, chẳng hạn như chịu đựng độ ăn không ngon, thời tiết không thoải mái. Tuy nhiên, nó không thể thích ứng với trạng thái tụt dốc, khoảng cách giữa thủ khoa đại học và người làm công ăn lương trung bình, khoảng cách từ thiếu gia danh gia vọng tộc đến tầng lớp dưới cùng của xã hội.
Họ trốn vào một góc, để không phải đối diện với thực tại rằng mình đã tụt dốc.
Để phục hồi tinh thần, con người chí ít cũng nên rèn luyện lấy 3 loại năng lực:
1. Chấp nhận sự không chắc chắn
Những người có khả năng phục hồi tinh thần cao có thể chịu đựng được sự không chắc chắn. Những người có khả năng phục hồi tinh thần thấp sẽ tìm cách để giảm bớt sự không chắc chắn, từ đó dễ gặp rắc rối hơn, chẳng hạn tìm mọi cách vượt qua kỳ thi bằng cách gian lận.
2. Chấp nhận chênh lệch địa vị
Những người có khả năng phục hồi tinh thần cao tin rằng, lúc đến họ không có gì thì lúc đi cũng không mang theo được gì. Do đó, khi bị người khác đả kích, hoặc nhìn vào thành tính của người khác, họ cũng sẽ tỏ thái độ điềm nhiên như không.
3. Chấp nhận chênh lệch trong mối quan hệ
Con người là tổng hòa của mọi quan hệ xã hội, nhưng quan hệ có thể thay đổi. Những người có khả năng phục hồi tinh thần cao có thể nhận được những mối quan hệ tuyệt vời, nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận khi những mối quan hệ đó trở nên xấu đi.
Lưu Kỳ hay Maeda Yoshihisa không chấp nhận được bất kỳ điều gì trong ba điều trên. Do vậy, sau khi ngã, họ không còn khả năng phục hồi nữa.
(Theo Aboluowang)