Thu nhập 20 triệu vẫn không mua nổi 1 chỉ vàng mỗi tháng, biết lý do xong không một ai dám trách
Với hoàn cảnh hiện tại của cô gái này, đủ sống và có dư chút tiền phòng thân thôi đã là nỗ lực rất lớn rồi.
- 15-09-2024Xôn xao màn “check var” tưng bừng về cô gái Việt làm cho Apple, thu nhập 500 triệu/tháng: Chính chủ có động thái gì?
- 10-09-2024Ngành học cực hiếm ở Việt Nam: Chỉ có 1 trường đào tạo, sinh viên ra trường dễ có việc ngay, công việc cực khắt khe nhưng thu nhập tới 50 triệu/tháng
- 09-09-2024Nghiên cứu Nhật Bản chia ra 6 kiểu cha mẹ: Kiểu số 1 dễ nuôi dạy con cái có thu nhập tốt, học vấn cao
20 triệu hoàn toàn không phải mức ngân sách quá thấp với những người đang sống một mình, chẳng phải lo cho ai ngoài chính bản thân. Tuy nhiên, với một cặp vợ chồng, đặc biệt lại trong giai đoạn sắp đón con đầu lòng, 20 triệu lại trở nên rất nhỏ. Đủ sống và có dư chút tiền phòng thân thôi đã là rất giỏi rồi.
Vợ chồng trẻ lo ngay ngáy vì thu nhập 20,5 triệu đồng không đủ để mua 1 chỉ vàng mỗi tháng
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, một cô vợ trẻ đã liệt kê chi tiết các khoản chi của 2 vợ chồng trong 1 tháng với mức thu nhập 20,5 triệu đồng; và bày tỏ nỗi lo “Cả nhà xem giúp em xem có bớt được khoản nào không ạ? Chứ 1 tháng 2 vợ chồng không dư nổi 1 chỉ vàng, mà ít bữa nữa con ra đời còn tốn kém nữa ạ”...
Các khoản chi của vợ chồng cô trong 1 tháng có thể tóm tắt như sau:
- Tiền ăn (ăn sáng, ăn ngoài, cà phê,...): 4,5 triệu đồng/2 người.
- Tiền tiêu vặt, xăng xe: 2,5 triệu đồng/2 người.
- Chi tiêu sinh hoạt (quần áo, mỹ phẩm, sửa xe): 1,5 triệu đồng.
- Hóa đơn (rác, điện, nước, mạng): 1 triệu đồng.
- Biếu bố mẹ: 1,5 triệu đồng.
- Ma chay hiếu hỷ: 1 triệu đồng.
- Tiền dưỡng thai, thăm khám: 2,4 triệu đồng.
Như vậy với mức thu nhập 20,5 triệu đồng; trung bình mỗi tháng, vợ chồng cô tiêu hết khoảng 14,4 triệu đồng; và dư khoảng 6,1 triệu đồng.
Gia đình 2 người lớn, vợ lại đang trong thời kỳ bầu bí mà mỗi tháng tiêu chưa tới 14,5 triệu - chỉ cần nghe vậy thôi cũng đã thấy cô vợ này quản lý chi tiêu khéo tới mức nào. Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người cũng chia sẻ quan điểm tương tự.
Tựu trung lại, mọi người đều cho rằng với cách chi tiêu như hiện tại, rất khó để cô vợ này có thể cắt giảm thêm nữa, có chăng chỉ là bớt chút tiền ăn sáng, uống cà phê, mà như vậy có khi cũng lại ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Thay vì tìm cách giảm chi, cố gắng tăng thu nhập, thêm đồng nào hay đồng ấy có lẽ là phương án khả thi hơn, cũng đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho cả gia đình.
Nên chuẩn bị tài chính thế nào để sẵn sàng cho việc có con?
Nuôi một đứa trẻ chưa bao giờ là việc đơn giản và không tốn kém. Chắc chắn bố mẹ nào cũng muốn cho con những điều tốt nhất. Để giảm áp lực tài chính trong và sau khi đón thiên thần nhỏ, các cặp đôi đang có dự định kết hôn, các cặp vợ chồng đang có dự định “thả bầu” có thể tham khảo 3 gợi ý dưới đây.
1 - Mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản
Nhắc tới bảo hiểm thai sản, nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng đây là một loại bảo hiểm độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo hiểm thai sản chỉ là một quyền lợi bổ sung của bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe.
Trong trường hợp bản thân đang có dự định “thả bầu”, bạn nên mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản để được chi trả chi phí thăm khám trong quá trình mang thai và sinh con.
Để được chi trả và nhận quyền lợi ở mức tối đa khi mua bảo hiểm thai sản, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ khái niệm “thời gian chờ”. Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm thai sản hiện nay đều áp dụng mức thời gian chờ là 270 ngày. Điều này có nghĩa là nếu bạn sinh con trong vòng 270 ngày sau khi mua bảo hiểm thai sản, bạn có thể sẽ không được tối đa quyền lợi của bảo hiểm thai sản.
Chính bởi vậy, thời điểm hợp lý nhất để mua bảo hiểm thai sản chính là khoảng từ 1 - 1,5 tháng trước khi “thả bầu”, nhớ nhé!
2 - Lên kế hoạch tiết kiệm một khoản riêng phục vụ công cuộc bỉm sữa
Cần nhấn mạnh rằng đây là khoản tiết kiệm độc lập, chỉ dùng để phục vụ việc nuôi con chứ hoàn toàn không còn mục đích nào khác ở đây. Chính bởi thế, bạn cần tự mình làm rõ 3 vấn đề dưới đây:
- Mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ 100% hay kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?
- Khi hết 6 tháng nghỉ thai sản, có thể nhờ ông bà hỗ trợ trông cháu để mình đi làm lại không, hay sẽ phải thuê giúp việc?
- Mình muốn nuôi con theo kiểu “tiết kiệm tối đa” hay “chi mạnh hết mức”?
Tự làm rõ được những vấn đề này rồi, tự khắc bạn sẽ tìm ra được mức ngân sách cho việc nuôi con hàng tháng, từ đó biết được con số cần tiết kiệm ngay từ bây giờ để sẵn sàng đón thiên thần nhỏ.
Phụ nữ mới